Lạng Sơn: Chống hàng lậu, gian lận qua xuất nhập khẩu và thương mại điện tử

Trong 3 tháng cuối năm 2021, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn, cho biết, bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, sẽ tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về gian lận thương mại, buôn bán, kinh doanh trái phép hàng lậu, hàng giả… thông qua xuất nhập khẩu cũng như giao dịch thương mại điện tử.
Hàng Việt Nam rất ít được tìm mua trên các sàn thương mại điện tử Tăng trách nhiệm của thương nhân nước ngoài trên sàn thương mại điện tử Chú trọng kiểm tra hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử cuối năm Tăng kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Báo cáo của Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn cho thấy, trong Quý III/2021, lực lượng QLTT trên địa bàn đã triển khai thực hiện 795 lượt/vụ kiểm tra (tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020), phát hiện và xử lý 655 vụ vi phạm pháp luật (tăng 34,8% so với cùng kỳ năm 2020) có liên quan đến hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả, cũng như các vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại khác, với tổng số tiền xử lý vi phạm trên 5,2 tỷ đồng (tăng 8,17% so với cùng kỳ năm 2020).

Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các vi phạm pháp luật, trong quý 3/2021, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đã thu nộp vào ngân sách nhà nước số tiền trên 2,5 tỷ đồng.

Lạng Sơn: Chống hàng lậu, gian lận qua xuất nhập khẩu và thương mại điện tử
Quý III/2021, Cục QLTT Lạng Sơn đã phát hiện và xử lý 287 vụ việc vi phạm có liên quan đến buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng hóa gian lận thương mại thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm sở hữu trí tuệ

Thời gian qua, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn để thực hiện kiểm tra các tụ điểm, các phương tiện vận chuyển..., đã phát hiện và xử lý 287 trên tổng 795 vụ việc vi phạm có liên quan đến buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng hóa gian lận thương mại thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành rà soát, xử lý các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử, nhất là trong giai đoạn cách ly để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Kết quả cho thấy, trong tổng số 13 lượt/vụ thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn trong Quý III/2021, thì tất cả 13 vụ việc đều có vi phạm pháp luật và đã bị xử lý xử hành chính, tịch thu hàng hóa, trong đó có nhiều sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm không có nhãn hàng hóa, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Thực tiễn nêu trên, một trong những nguyên nhân chủ quan là do hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm về gian lận thương mại thông qua xuất nhập khẩu, cũng như kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… thông qua thương mại điện tử hiệu quả còn thấp, trong khi diễn biến tình hình thị trường về các loại hình kinh doanh này còn tiềm ẩn nhiều yếu tố vi phạm pháp luật phức tạp.

Trong 3 tháng cuối năm 2021, theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, đã xác định tiếp tục duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội thích ứng an toàn, linh hoạt song hành cùng với việc kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, hoạt động thương mại trên cả nước nói chung và tại Lạng Sơn nói riêng, dự báo cũng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn, do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa được tăng cường.

Các đối tượng kinh doanh bất chính cũng có thể sẽ gia tăng lợi dụng kẽ hở của chính sách, pháp luật để buôn bán, kinh doanh hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả... với các thủ đoạn tinh vi hơn. Gian lận thương mại trên tuyến biên giới Lạng Sơn thông qua xuất nhập khẩu, qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, qua giao dịch thương mại điện tử nhằm trốn thuế, tiêu thụ hàng nhập lậu... tiếp tục có nguy cơ diễn biến phức tạp.

Trong khu vực thị trường nội địa, các đối tượng có thể gia tăng lợi dụng lòng tin của khách hàng để gian lận về số lượng, chất lượng, giá bán hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu, khi nhu cầu tiêu thụ dịp cuối năm thường gia tăng.

Lạng Sơn: Chống hàng lậu, gian lận qua xuất nhập khẩu và thương mại điện tử
QLTT Lạng Sơn tăng cường rà soát, nắm tình hình các tổ chức, cá nhân có sử dụng các ứng dụng điện tử, mạng xã hội để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm

Để giữ ổn định thị trường, ông Đặng Văn Ngọc - Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn khẳng định, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo đảm ổn định cung cầu, giá cả hàng hóa… trên địa bàn nói chung, lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn sẽ tập trung đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng chống hàng nhập lậu, gian lận thương mại thông qua xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng thông qua thương mại điện tử.

Cục QLTT Lạng Sơn sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện quyết liệt, hiệu quả chỉ đạo của Tổng cục QLTT, của UBND tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Cùng với đó, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... thông quan giao dịch thương mại điện tử; kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, lưu thông hàng hoá thông qua các phương tiện bưu chính, chuyển phát nhanh… tập trung vào các địa bàn trọng điểm trên tuyến biên giới, thành phố Lạng Sơn, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ vá các địa bàn có nguy cơ vi phạm khác.

Ngoài ra, trong những tháng cuối năm, QLTT cũng sẽ tăng cường rà soát, nắm tình hình các tổ chức, cá nhân có sử dụng các ứng dụng điện tử, mạng xã hội để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm...

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Sáng 6/11, Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Theo đó, nhiều lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận, như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp; số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định…
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Chiều ngày 27/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của nước này trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp, giao thông vận tải, tư vấn chiến lược.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận