Lào Cai đặt mục tiêu xuất nhập khẩu 4,5 tỷ USD qua cửa khẩu

Theo thông tin từ Báo Lào Cai, năm 2024, Lào Cai phấn đấu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 4,5 tỷ USD, tăng 264% so với năm 2023. Không phải ngẫu nhiên tỉnh Lào Cai đặt ra mục tiêu như vậy, bởi thực tế đang có nhiều cơ hội và sự khởi sắc đối với hoạt động xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn.
Cửa khẩu Việt – Trung nhộn nhịp những chuyến xe đầu năm Bổ sung 6 mặt hàng có thể làm thủ tục nhập khẩu vào Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái Cao Bằng đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Tổng giá trị xuất - nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa trong năm 2023 qua các cửa khẩu đạt hơn 2,1 tỷ USD (giảm 6,8% so với năm 2022) và đạt 42,69% so với kế hoạch được giao. “Mặc dù kết quả không đạt kế hoạch giao nhưng đã có những tín hiệu tích cực, khởi sắc cho năm 2024”, ông Vương Trinh Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh khẳng định.

Đó là hoạt động xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành diễn ra ổn định; nhu cầu của thị trường Trung Quốc đối với hàng nông sản tăng. Trong năm 2023, giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu tăng 39% so với năm 2022 (mặt hàng sầu riêng lần đầu xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu cũng góp phần đáng kể trong việc tăng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu). Số lượng doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành tăng hơn 10 đơn vị so với năm trước.

Việc triển khai vận hành nền tảng cửa khẩu số tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành đã và đang phát huy hiệu quả. Các lực lượng làm việc tại Nhà liên ngành Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 4 - 6 phút/lượt xe xuống còn dưới 2 phút/lượt xe. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã rà soát, đề xuất phương án phân luồng Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành lên 5 làn xe (phương án đã được tỉnh, Bộ Quốc phòng chấp thuận, đang triển khai các bước đầu tư).

Chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11 ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm Trung du, miền núi phía Bắc, từ đó sẽ tạo cho Lào Cai nhiều cơ hội và lợi thế để phát triển. Mặt khác, ngày 14/10/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1199 phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục, trình tự đàm phán mở các cặp cửa khẩu, lối thông quan theo quy hoạch.

Đặc biệt, trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, phía Trung Quốc cho biết sẽ mở thị trường cho nhiều loại nông sản tiềm năng của Việt Nam, gồm dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi của Việt Nam xuất sang nước này. Cùng với đó, hai bên đã ký kết nhiều văn bản quan trọng, trong đó có Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) - Bá Sái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc đơn giản hóa thủ tục xuất - nhập cảnh cho nhân viên, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị thi công và vật liệu xây dựng qua cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu để cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) - Bá Sái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Việc triển khai xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) - Bá Sái, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) kỳ vọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới và xuất - nhập khẩu giữa hai nước. “Sau Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, các doanh nghiệp của hai nước đã liên hệ, kết nối để xúc tiến, tiêu thụ các mặt hàng truyền thống, nhất là các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là các loại quả nhiệt đới”, ông Vương Trinh Quốc cho hay.

Để hiện thực hóa cơ hội này, Lào Cai chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai Đề án số 02 “Phát triển dịch vụ, kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025”, trong đó tập trung xây dựng đầu tư hạ tầng Khu Kinh tế cửa khẩu (đặc biệt hạ tầng khu cửa khẩu phụ Bản Vược để đáp ứng tiến độ khởi công, hoàn thành và hoạt động của cầu đường bộ qua sông Hồng tại Bản Vược - Việt Nam và Bá Sái - Trung Quốc). Hoàn chỉnh, vận hành hiệu quả nền tảng cửa khẩu số tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành; hoàn thành kết nối dữ liệu của ngành hải quan, kết nối và sử dụng dữ liệu quốc gia về dân cư để quản lý người điều khiển phương tiện ra, vào và lưu trú trong khu vực cửa khẩu tích hợp trên nền tảng cửa khẩu số. Khẩn trương thi công, lắp đặt đưa vào vận hành phương án phân luồng phương tiện tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành lên 5 làn (2 làn xuất, 3 làn nhập) để tăng năng lực thông quan.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo đó, Tổng cục QLTT sẽ ăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, gia súc, gia cầm… và các mặt hàng thực phẩm tươi sống.
Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch 14/1, lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Trong đó, giá dầu thô quay đầu hạ nhiệt so với các phiên giao dịch của ngày hôm trước.
Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Di sản thiên nhiên, văn hóa của Việt Nam đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng, là sự đa dạng văn hóa, là nguồn lực để tăng trưởng kinh tế, là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng giá trị của di sản nói chung và phát triển kinh tế di sản nói riêng, đặc biệt giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với giá trị kinh tế của các di sản, đồng thời đưa ra chiến lược và chính sách phù hợp cho sự phát triển đó.
Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường, trong đó, giá dầu thô bật tăng hơn 3%, khí tự nhiên tăng gần 19%.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Chiều ngày 8/1/2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Sáng ngày 9/1/2025, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Theo đó, xăng E5RON92 có giá niêm yết mới không cao hơn 20.431 đồng/lít (tăng 374 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 588 đồng/lít; xăng RON95-III có giá không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận