Lập Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu qua đường hàng không

Động thái này được đưa ra sau khi hải quan TP.HCM phát hiện hơn 11 kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp trong hành lý của 4 tiếp viên hàng không Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất mới đây.
Chuyện bây giờ mới kể: Khốc liệt cuộc chiến chống buôn lậu trên vùng biển Buôn lậu cuối năm: Để đến hẹn không... nóng Quyết tâm ngăn chặn việc lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại Chống buôn lậu vùng biên giới Tây Nam: Nóng bỏng những tháng cuối năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức thực hiện Kế hoạch số 111/KH-BCĐ389 ngày 22/11/2022 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Động thái này được đưa ra sau khi hải quan TP HCM phát hiện hơn 11 kg thuốc lắc và ma túy tổng hợp trong hành lý của 4 tiếp viên hàng không Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16/3.

Lập Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu qua đường hàng không
Bộ trưởng Tài chính vừa ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua cảng hàng không quốc tế

Tổ công tác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 và các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, cơ chế phù hợp với diễn biến tình hình ở từng giai đoạn, đối với từng địa bàn, lĩnh vực; bảo đảm để các lực lượng chức năng nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.

Tổ công tác gồm 8 thành viên là lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia và lãnh đạo các đơn vị, lực lượng chức năng liên quan. Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được cử làm tổ trưởng Tổ công tác liên ngành. Ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia được cử làm Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành.

Ngoài ra, Tổ công tác liên ngành còn có thêm 6 thành viên, gồm: Đại tá Đỗ Quang Phương, Phó Cục trưởng, Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an; ông Đỗ Xuân Hưng, Phó Vụ trưởng, Vụ I, Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính; ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương; ông Nguyễn Văn Lợi, Chuyên viên, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và ông Nguyễn Đắc Hiếu, Chuyên viên, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Tổ công tác hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Định kỳ 3 tháng, tổ công tác họp đánh giá tình hình, kết quả tổ chức thực hiện Kế hoạch số 111 của Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, dự kiến chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, thành phần kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch số 111.

Theo quyết định, Tổ công tác liên ngành có 7 nhiệm vụ:

Một là, chủ động, thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng và địa phương các cấp tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch số 111.

Hai là, chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế phối hợp phù hợp với diễn biến tình hình ở từng giai đoạn, đối với từng địa bàn, lĩnh vực; bảo đảm để các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, địa phương, các cấp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.

Ba là, chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng ở trung ương, các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp liên quan tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo chuyên đề đánh giá thực trạng tình hình, thống nhất đề ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.

Bốn là, tiếp nhận, xử lý các thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế; điều phối các đơn vị, lực lượng phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, xử lý kịp thời, dứt điểm, hiệu quả các vụ việc, tình huống đột xuất, phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.

Năm là, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 111; tổ chức phổ biến các quy định của pháp luật liên quan, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.

Sáu là, tổng hợp, thông báo thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động mới về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 111.

Bảy là, tham mưu lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch số 111; tham mưu khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện Kế hoạch số 111; tham mưu chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê hoặc tham gia hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế; tham mưu chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch số 111.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới, trong đó việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh, xã, chính sách tiền tệ và tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, không để thiếu điện, năng lượng, quan hệ thương mại với Hoa Kỳ...
Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Ngày 3/3/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký, ban hành Quyết định số 599/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Hữu Linh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Hội thảo, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy công tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận