Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư về các biện pháp phòng vệ thương mại Lấy ý kiến góp ý hoàn thiện Chương trình đào tạo thương mại điện tử hệ cao đẳng Lấy ý kiến Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo Lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan hành chính bán tư pháp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương có chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan hành chính bán tư pháp, cùng lúc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và triển khai thực hiện hoạt động tố tụng cạnh tranh (là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Cạnh tranh).

Để vận hành tổ chức Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cần có quy chế hoạt động về quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và quy chế hoạt động tố tụng cạnh tranh (hoạt động của các Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh làm việc theo chế độ tập thể).

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Sự cần thiết ban hành Thông tư

Việc ban hành Thông tư Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cần thiết với những lý do sau:

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên. Thành viên của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

- Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh được thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh được thành lập để giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

- Các Hội đồng này được thành lập để thực hiện một trong các quy trình quan trọng của hoạt động tố tụng cạnh tranh; đều làm việc theo chế độ tập thể, do đó để vận hành hoạt động cần phải có quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, các biểu mẫu của từng giai đoạn xét xử, xử lý vụ việc.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018, thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa 15 người, là công chức của Bộ Công Thương, các bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học và do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

- Các thành viên được Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ định tham gia vào các Hội đồng nêu trên để giải quyết vụ việc cụ thể.

- Với sự đa dạng về cơ cấu của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (từ các đơn vị trong Bộ Công Thương, các bộ, ngành, các chuyên gia và nhà khoa học), cần thiết phải có những quy định cụ thể để đảm bảo cơ chế điều hành, phối hợp, vai trò, trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Do đó, việc ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cần thiết và phù hợp với kinh nghiệm và thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh.

Chi tiết Dự thảo, xem tại đây; biểu mẫu đi kèm, xem tại đây.

Mọi ý kiến đóng góp, xin gửi về Ủy ban Cạnh tranh quốc gia - Tầng 5,6 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: +84.24.22205002 | Fax: +84.24.22205003/ Email: vcc@moit.gov.vn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2025/NĐ-CP ngày 8/02/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận