Một số dấu hiệu nhận biết điện thoại có thể bị chiếm quyền điều khiển

Giáp Tết Nguyên đán là thời điểm giao dịch và mua sắm rộn ràng nhất trong năm. Đây cũng là dịp các thủ đoạn mạo danh, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản trở nên tinh vi hơn. Người dân cần nâng cao cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt quyền sử dụng số điện thoại để đánh cắp tiền online.

Các chuyên gia về bảo mật, an ninh mạng dẫn ra một số dấu hiệu để nhận biết khi nào điện thoại của người dùng đang bị tấn công hay đã bị chiếm quyền điều khiển.

Pin điện thoại nhanh chóng giảm dù không sử dụng

Nếu tình trạng pin điện thoại đột nhiên xuống cấp nhanh hơn bình thường, đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy điện thoại có thể bị cài đặt một số phần mềm gián điệp. Điện thoại di động bị theo dõi có thể ghi lại các cuộc trò chuyện và gửi dữ liệu cho bên thứ ba, do đó làm tăng mức sử dụng pin.

Tình trạng pin điện thoại thông minh của bạn có thể xuống cấp nhanh hơn vì nhiều lý do và tính năng theo dõi điện thoại chỉ là một trong số đó.

Một số dấu hiệu nhận biết điện thoại có thể bị chiếm quyền điều khiển

Điện thoại hiển thị hoạt động khi không sử dụng

Trong trường hợp điện thoại sáng lên ngẫu nhiên hoặc phát ra âm thanh ngay cả khi không sử dụng, đó là dấu hiệu cho thấy điện thoại có thể đã cài đặt một số phần mềm gián điệp. Hãy đảm bảo màn hình điện thoại tắt hoặc tối khi ở chế độ chờ.

Xuất hiện cuộc gọi và tin nhắn đến số lạ

Kiểm tra danh sách các cuộc gọi hoặc tin nhắn tới số lạ. Người dùng nên cảnh giác vì đây có thể là các đầu số nước ngoài để ăn cắp cước viễn thông, kèm phần mềm độc hại đang buộc điện thoại của bạn liên hệ. Theo đó, số tiền cước sẽ bị kẻ xấu chiếm đoạt. Trong trường hợp này, người dùng nên kiểm tra tiền điện thoại xem có bị trừ tiền bất thường không.

Dữ liệu wifi/3G/4G tiêu hao bất thường

Mức sử dụng dữ liệu hàng tháng đột nhiên tăng không rõ nguyên nhân cũng là một dấu hiệu cho thấy điện thoại có thể có phần mềm gián điệp. Thông tin được gửi cho bên thứ ba sẽ tiêu tốn thêm dữ liệu, vì vậy, nên theo dõi mức sử dụng hàng tháng của mình. Tuy nhiên, cũng cần phải kiểm tra dữ liệu wifi xem liệu có phải dữ liệu di động hoặc băng thông rộng bị rò rỉ thông tin.

Hoạt động bất thường trên tài khoản được liên kết với điện thoại

Nếu kẻ xấu có quyền truy cập vào điện thoại của người dùng, chúng cũng có quyền truy cập vào các tài khoản trên điện thoại như mạng xã hội, email, ngân hàng... Người dùng có thể nhận biết dựa vào hoạt động trên tài khoản, chẳng hạn như đặt lại mật khẩu, gửi email, đánh dấu email chưa đọc...

Trong trường hợp này, người dùng có thể gặp rủi ro vì hành vi gian lận danh tính, kẻ xấu có thể mở tài khoản hoặc hạn mức tín dụng mới dưới danh nghĩa là thông tin cá nhân được đánh cắp…

Điện thoại bị giật lag

Việc điện thoại thông minh bị xâm nhập bởi phần mềm độc hại cũng khiến thiết bị hoạt động không được trơn tru, bởi các phần mềm đó sử dụng hết tài nguyên điện thoại để quét thiết bị và truyền thông tin trở lại máy chủ của tin tặc.

Nếu điện thoại đột nhiên bị lag không rõ lý do, hãy kiểm tra lại và có thể xóa bớt các ứng dụng không cần thiết.

Nhiệt độ điện thoại tăng dù không sử dụng

Mặc dù điều này có vẻ hơi mơ hồ nhưng một dấu hiệu cho thấy ai đó đang theo dõi bạn là pin điện thoại của bạn nóng lên ngay cả khi không sử dụng thiết bị. Điều này là do phần mềm gián điệp hoặc các ứng dụng ẩn đang chạy.

Tự động khởi động lại/tắt máy mất nhiều thời gian

Thiết bị tự khởi động lại cũng có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang truy cập từ xa vào thiết bị của bạn. Tương tự, những chiếc điện thoại tắt nguồn lâu bất thường cũng có thể bị cài đặt phần mềm gián điệp. Điều này là do điện thoại thường hoàn tất các quy trình trước khi tắt và nếu đang gửi dữ liệu của bạn đến một thiết bị khác, nó sẽ hoàn tất quy trình đó trước khi tắt.

Chất lượng ảnh chụp màn hình

Nếu điện thoại chụp ảnh màn hình bị mờ hoặc chất lượng kém, đó có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy có một số phần mềm độc hại đang hoạt động trên điện thoại.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kết quả tuần 1 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Kết quả tuần 1 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Ban Tổ chức Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” chúc mừng 06 người dự thi đã đoạt giải trong tuần đầu tiên của Cuộc thi, gồm 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba.
Đã có hơn 4.000 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Đã có hơn 4.000 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Sau hơn 5 ngày diễn ra tuần thi thứ nhất, Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” đã thu hút 488 người dự thi với hơn 4.000 lượt thi.
Hướng dẫn tham gia Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến"

Hướng dẫn tham gia Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến"

Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến" được tổ chức bằng hình thức trắc nghiệm trực tuyến tại địa chỉ chonghanggia.dangcongsan.vn. Người dự thi có thể tham gia Cuộc thi trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (dangcongsan.vn), mạng xã hội VCNet (vcnet.vn) và các báo/tạp chí điện tử, trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương dẫn đường link Cuộc thi.
Cảnh báo người dân về thủ đoạn mạo danh nhân viên thuế, kê khai thuế điện tử

Cảnh báo người dân về thủ đoạn mạo danh nhân viên thuế, kê khai thuế điện tử

Công an thành phố Hà Nội vừa cảnh báo thủ đoạn giả mạo nhân viên cơ quan thuế yêu cầu người dân cài phần mềm giả mạo để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.
Lợi dụng mùa lễ hội để thực hiện chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng mùa lễ hội để thực hiện chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản

Lợi dụng hàng loạt các sự kiện và hoạt động diễn ra trong thời điểm cuối năm, một số trang Fanpage facebook giả mạo Cuộc thi đã được lập ra nhằm chiếm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người dân đăng ký tham gia.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả mạo đội ngũ an ninh Meta

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo giả mạo đội ngũ an ninh Meta

Mới đây, công ty sản xuất phần mềm diệt virus Trend Micro (Hoa Kỳ) đã đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới, được các đối tượng xấu sử dụng nhằm đánh cắp tài khoản Facebook của người dùng.
Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến đợt giảm giá Black Friday

Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến đợt giảm giá Black Friday

Ngày 12/11, lực lượng chức năng Nhật Bản đã tiến hành bắt giữ 1 người đàn ông Trung Quốc với cáo buộc lừa đảo một phụ nữ 71 tuổi với số tiền lên tới 809 triệu yên (~134 tỷ VNĐ). Đây là vụ lừa đảo đầu tư trên mạng xã hội có số tiền lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật Bản.
Bị lừa gần 2 tỷ đồng khi đăng ký tuyển dụng online vào ngân hàng

Bị lừa gần 2 tỷ đồng khi đăng ký tuyển dụng online vào ngân hàng

Công an quận Long Biên, Hà Nội đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận