Một số lưu ý về phụ gia thực phẩm tại Singapore

Sibutramine đã bị cấm tiêu thụ tại Singapore kể từ năm 2010 do nguy cơ gây đau tim, đột quỵ và một số vấn đề về rối loạn hệ thần kinh trung ương cho người sử dụng.

* 2 cảnh báo quan trọng từ thị trường EU, doanh nghiệp cần biết

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Cơ quan Quản lý thực phẩm Singapore (SFA) đã có thông cáo về việc phát hiện ra chất cấm Sibutramine có trong thành phần của 3 sản phẩm cà phê là KetoDiet Coffee của Malaysia, ChoCo Premix Coffee và V-SHOU Premium Coffee (chưa rõ xuất xứ). SFA khuyến cáo người tiêu dùng không nên mua hoặc sử dụng các sản phẩm này.

Sibutramine là thành phần trong thuốc giảm cân và chỉ được phép sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ. Sibutramine đã bị cấm tiêu thụ tại Singapore kể từ năm 2010 do nguy cơ gây đau tim, đột quỵ và một số vấn đề về rối loạn hệ thần kinh trung ương cho người sử dụng.

Theo Mục 15 của Đạo luật Kinh doanh thực phẩm của Singapore, việc phân phối thực phẩm không an toàn tại Singapore là bất hợp pháp. Bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Đạo luật này đều là phạm pháp và bị kết án với mức tiền phạt không quá 5.000 SGD; trường hợp bị kết án lần thứ hai hoặc các lần tiếp theo, mức phạt là không quá 10.000 SGD hoặc/và phạt tù không quá 3 tháng. SFA cho biết sẽ thực hiện các biện pháp nghiêm khắc đối với bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp bán hay cung cấp các sản phẩm thực phẩm không an toàn, có pha trộn với các chất bị cấm.

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, Singapore là thị trường có yêu cầu cao, khắt khe về an toàn thực phẩm. Việc cập nhật, nắm rõ, chính xác các quy định của sở tại về thực phẩm là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất trong việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm sang thị trường Singapore.

Các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất để bán tại Singapore được quy định trong Quy định về thực phẩm của nước này (Food Regulation).

Các doanh nghiệp có thể tham khảo Quy định về thực phẩm của Singapore và tài liệu hướng dẫn của SFA về các chất phụ gia được phép (Tại đây). Các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam nên thường xuyên tự kiểm tra thành phẩn trong sản phẩm của mình, đảm bảo chỉ dùng các phụ gia thực phẩm được phép và hàm lượng sử dụng nằm trong mức tối đa cho phép theo quy định của Singapore./.

Link tài liệu:

Hình minh họa:

SFA cảnh báo một số sản phẩm có chứa Sibutramine

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nghiên cứu tăng mức chế tài xử phạt với vi phạm an toàn thực phẩm

Nghiên cứu tăng mức chế tài xử phạt với vi phạm an toàn thực phẩm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 20/TB-VPCP ngày 15/01/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Quy định chung về an toàn sản phẩm của EU (GPSR)

Quy định chung về an toàn sản phẩm của EU (GPSR)

Quy định (EU) 2023/988 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng ngày 10 tháng 5 năm 2023 về an toàn sản phẩm nói chung, còn được gọi là Quy định chung về an toàn sản phẩm (GPSR), thay thế Chỉ thị chung về an toàn sản phẩm và mở ra trong kỷ nguyên mới bảo vệ người tiêu dùng đã có hiệu lực từ ngày 13 tháng 12 năm 2024.
Siết chặt quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyễn đán

Siết chặt quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyễn đán

Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà vừa ký Công văn số 116/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân năm 2025.
Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn triệt để vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và giữ gìn an ninh thực phẩm quốc gia.
Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết: Vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết: Vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT

Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, trong khi các loại thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc xuất xứ lại có nguy cơ tràn lan trên thị trường.
Sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu,...
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Dịp Tết Nguyên Đán, thị trường thực phẩm trở nên sôi động với các sản phẩm như bánh kẹo, mứt, thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ uống. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các đối tượng lợi dụng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng để tung ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng cần cảnh giác.
Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận