Năm Thìn tản mạn chuyện rồng

Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước, linh vật gắn với nền văn minh lúa nước phát triển, ẩn chứa những yếu tố Âm - Dương, Lửa - Nước… từ bao đời luôn đồng hành với người Việt, từ tâm linh đến mọi hình thức sinh hoạt văn hoá.
Pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới Giáp Thìn 2024 Thông điệp chúc Tết Giáp Thìn 2024 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh gửi Thư chúc mừng toàn lực lượng nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024 Xuất hành đầu năm Giáp Thìn 2024 để gặp may mắn, tài lộc

Trong mười hai con giáp, Rồng đứng vị trí thứ năm. Mười một con giáp khác là những con vật có thực trong cuộc sống. Chưa ai nhìn thấy rồng, thế nhưng không ai phủ định rồng. Con rồng không có thực, nó không tồn tại một thực thể như cọp, mèo, trâu, ngựa, chó, gà, khỉ… Nhưng nó tồn tại trong tâm thức mọi người. Khi nhắc đến rồng, người ta hiện ngay trong tâm trí mình một con vật linh thiêng, cao quý. Rồng đã đi vào tâm thức người Việt xuất phát từ cội nguồn dân tộc. Rồng đã đi theo suốt chiều dài hình thành lịch sử dân tộc. Rồng xuất hiện trong cuộc sống như một điềm lành. Rồng gắn liền với quyền uy của vua chúa. Rồng đã vào nơi thờ tự ở chùa chiền. Rồng luôn là con vật mà ai ai cũng ngưỡng mộ và hướng về với lòng thành kính lẫn tự hào.

Có thể khẳng định Rồng xuất hiện từ rất sớm ở Đông Nam Á, cái nôi của nền văn minh lúa nước của nhân loại và phát triển khắp châu Âu… Với người Việt Nam, hình tượng rồng ra đời từ thời Hồng Bàng, gắn với truyền thuyết Con Rồng - Cháu Tiên, trong đó Tiên và Rồng là một cặp đôi - vật tổ theo lối tư duy từ triết lý Âm Dương mà có. Tiên được trừu tượng hóa từ giống chim để rồi Mẹ Âu Cơ đẻ trứng, còn Rồng là linh vật được trừu tượng hóa từ hai con vật phổ biến ở Đông Nam Á là rắn và cá sấu. Rồng không cần cánh vẫn bay vút lên trời cao, miệng phun ra nước, mũi phun ra lửa. Rồng là linh vật các vua Việt Nam phải xăm lên đùi mình để giữ truyền thống của cư dân ven biển, mãi đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm hình rồng đó.

Rồng chữ Hán là “long”, chữ Phạn là “Nâga”, là một hình tượng linh thiêng, đứng đầu trong tứ linh là Long, Lân, Qui, Phụng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng Hoàng). Rồng được đặt ở đâu thì nơi đó mang ý nghĩa tốt đẹp chứa đựng điều cát tường, cao quí, quyền năng, nhân hậu thông minh, mạnh mẽ, tốt đẹp, may mắn…

Năm Thìn tản mạn chuyện rồng
Tượng rồng thiêng mạ vàng 24k là một tác phẩm điêu khắc độc đáo của Việt Nam (Ảnh: Kinggoldart)

Đầu rồng là phần rất đặc biệt, hoàn toàn khác rồng Trung Hoa. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn, có người gọi là mào lửa, chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài. Miệng rồng luôn ngậm viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng.

Thân rồng có hình uốn 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Thân có vảy đều đặn, mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ đều liền mạch. Bốn đùi hình dáng mạnh mẽ như đùi cọp, chân có 5 móng như móng phượng hoàng. Đuôi rồng hình rắn có nhiều vây tủa ra chung quanh như hình mặt trời, có ý rằng rồng đi đến đâu mang theo ánh sáng vinh quang đến đó.

Theo dòng chảy của lịch sử, hình tượng Rồng ngày càng “hoàn thiện” hơn, “thật” hơn cả những vật có thật, là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ. Rồng còn là biểu tượng của mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng). Vì thế, hình tượng con rồng Việt Nam đối nghịch với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây.

Theo các nhà khoa học, hiện nay có một số loài thằn lằn hình thù giống như con Rồng thần thoại nên được gọi là Rồng. Có 4 loại: Rồng đất, Rồng bay, Rồng Komodo và Rồng châu Úc.

Rồng đất: Thuộc họ kỳ nhông. Khi gặp người hoặc các con vật khác thì Rồng đất đứng ngẩn tò te (vì vậy đồng bào miền núi gọi là con tò te), giương vây, cong đuôi lên doạ nạt. Rồng đất Việt Nam dài 40 - 50 cm, hình dạng giống con tắc kè. Lưng có hàng gai chạy dài mút đuôi, chân Rồng rất cao, có năm móng sắc. Khi doạ nạt đối phương, Rồng đất đứng khuỳnh chân, giương toàn bộ vây gai lên, miệng banh ra như những hình con Rồng chạm trổ trên các đình chùa cổ đã được cách điệu. Rồng đất ăn sâu bọ, có ích cho nông nghiệp. Nó có mặt ở nước ta từ Bắc tới Nam và một số nước Đông Nam Á.

Rồng bay: Hay còn gọi là tắc kè bay. Đây là một loại thằn lằn nhỏ 20 - 40 cm, sống trong rừng, kiếm ăn trên cây, ngủ trong hốc cây, có hai nếp da hai bên thân, khi nghỉ trên cành cây cánh da này cụp vào không nhìn thấy. Khi gặp nguy hiểm, rồng bay bò rất nhanh trên cây để trốn, bất đắc dĩ nó mới nhẩy để “bay” sang thân cây khác, khoảng bay có thể đến 30 m. Dọc dẫy Trường Sơn có nhiều rồng bay loại này.

Rồng Komodo: Là loại kỳ đà khổng lồ hiện còn tồn tại ở đảo Kômôđô (Indonesia). Thân nó dài 3 - 4 m, nặng 150 kg (kỳ đà ở ta chỉ dài 1,6 m, nặng khoảng 20 kg). Rồng Komodo sống trong rừng rậm, gần bờ đảo, làm tổ trong khe đá hoặc hốc cây. Rồng Komodo là sát thủ của ngựa, hươu, lợn rừng, khỉ. Có khi chúng tập trung năm, bẩy con để tấn công, ăn thịt cả trâu, bò. Tuy nhiên, Komodo ăn cả những động vật nhỏ như rắn, thằn lằn, cá và cả côn trùng. Đây là một loài động vật quý, hiện nay số rồng Komodo còn khoảng 400 - 500 con.

Rồng châu Úc: Là loài thằn lằn lớn, dài tới 90 cm. Hình dạng giống như con rồng đất, quanh cổ có lớp da phủ kín vai như chiếc lá sen, có que xương như gọng ô, lúc gặp nguy hiểm nó giương gọng lá sen lên như cái dù, há miệng đen ngòm đến nỗi chó săn cũng phải khiếp. Tuy vậy rồng châu Úc rất hiền, chủ yếu ăn sâu bọ, trứng chim. Kiến là món khoái khẩu nhất của loài rồng này.

Rồng không chỉ là huyền thoại về dòng giống của người Việt mà còn là biểu tượng của thủ đô nước ta. Theo biên niên sử, ngày sáng lập ra triều đại nhà Lý thì có con Rồng xuất hiện nên thủ đô được đặt tên là “Thăng Long”.

Rồng luôn gắn bó với Đất - Trời, con người và cảnh vật của non sông đất Việt. Khắp đất nước ta đâu đâu cũng có địa danh mang tên Rồng: Thăng Long, Hạ Long, Bái Tử Long, Bạch Long Vĩ, Long Biên, Long Đỗ, Long Điền, Hoàng Long, Hàm Long, Hàm Rồng, Long An, Vĩnh Long, Phước long, Cửu Long… Chưa nói bao sản vật ăm ắp hương vị Việt cũng mang tên rồng: nếp rồng, khoai rồng, quả thanh long, quả đậu rồng, cây xương rồng (hàng trăm loại), hoa móng rồng…

Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Việc xác định phong cách thể hiện con rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình kiến trúc nào đó. Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con rồng không còn mang ý nghĩa thiêng liêng, tối thượng nữa, nhưng nó vẫn là đề tài sáng tác trong các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa, mỹ nghệ… đem lại một vẻ đẹp dân tộc và hiện đại.

Trong thời kỳ đất nước phát triển và hội nhập, hình ảnh con rồng Việt hội tụ lương tri, trí tuệ và khát vọng vươn tới những đỉnh cao của những người dân trên dải đất hình rồng, đang trở thành một con rồng châu Á ngày một cường thịnh. Con rồng Việt Nam cao quí nhưng bình dị, thân thương như thế đó, rồng đi từ đời sống hàng ngày vào thế giới linh thiêng, hội tụ vẻ đẹp của 4.000 năm lịch sử. Rồng không chỉ là niềm tin tâm linh nguyên thủy của cư dân văn minh lúa nước thuở xa xưa, mà gần gũi thân thương với mỗi người dân “Con Rồng, cháu Tiên”.

Chào đón Xuân Giáp Thìn 2024, những ngày đầu tháng 01, hàng loạt sản phẩm mang hình tượng linh vật rồng ra mắt thị trường, trong đó, nhiều sản phẩm được làm thủ công từ chất liệu dát vàng, sơn mài ấn tượng, đẹp mắt...

Năm Thìn tản mạn chuyện rồng
Tác phẩm được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: H.VY

Đầu năm 2024, hơn 80 tác phẩm đầy màu sắc và sáng tạo về hình tượng rồng mừng xuân Giáp Thìn của 71 tác giả, với nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó có các thành viên cùng gia đình yêu nghệ thuật vừa được trưng bày tại Không gian Nghệ thuật đương đại (Cơ sở 2 của Hội Mỹ thuật TP.HCM). Các tác phẩm đa dạng có mặt tại triển lãm cho thấy hình tượng rồng mang đến rất nhiều cảm hứng cho giới sáng tạo, từ đậm nét văn hóa truyền thống đến phá cách, trẻ trung, hiện đại; từ hiện thực đến bán trừu tượng, biểu hiện, lập thể... Các tác phẩm thể hiện hình ảnh rồng đa dạng trong nhiều khía cạnh, từ văn hóa, lịch sử, di sản đến đời sống thường nhật, được thể hiện trên đa chất liệu: sơn dầu, acrylic, màu nước, lụa, thủy mặc, phấn tiên, gốm... mang đến nhiều thú vị cho người thưởng lãm. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang thông điệp sâu sắc, những mong ước tốt lành hướng đến chân, thiện, mỹ và một tâm thế hưng phấn đón chào năm mới Giáp Thìn 2024.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Sáng 22/11/2024, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

Chiều nay (21/11), với 426/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Sau 1 tuần nghỉ giữa kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội bước vào đợt 2 Kỳ họp thứ 8 với nội dung trọng tâm làm công tác nhân sự và biểu quyết thông qua 18 dự án luật.
Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên sàn thương mại điện tử Tiktok Shop

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên sàn thương mại điện tử Tiktok Shop

Trong vòng hơn 01 tháng theo dõi, Đội QLTT số 4 phát hiện đối tượng có kho hàng hoá kinh doanh tại xóm Sơn Hồng, xã Giao Hà, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Khởi tố Giám đốc Công ty về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Khởi tố Giám đốc Công ty về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thanh Đàn, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại ECOTECH có địa chỉ tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo quy định tại khoản 1, Điều 226 Bộ luật Hình sự.
Phát hiện xe ô tô vận chuyển hơn 1,1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc

Phát hiện xe ô tô vận chuyển hơn 1,1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc

Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp với Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện xe ô tô vận chuyển hơn 1,1 tấn xúc xích không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Triệt xóa đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

Triệt xóa đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

Ngày 16/11/2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can: Phạm Văn Tiến (36 tuổi) và Đặng Thanh Tuấn (44 tuổi, cùng ở tỉnh Đồng Nai) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận