Ngành Công Thương đang thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ
Phát biểu tại Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng chủ trì, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, từ tháng 4/2021, Bộ Công Thương đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ, Ban hành kế hoạch hành động đồng thời tái chỉ đạo Đề án và Dự án theo Kế hoạch đầu tư công.
Đến nay, 100% dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương đều đạt các mức độ cao, trong đó 80% mức độ 4, 16% mức độ 3 và 4% ở mức độ 2. Bộ đã có 45% dịch vụ công kết nối vơi Cổng dịch vụ công quốc gia. Bộ đã kết nối 16/60 thru tục hành chính với cơ chế một cửa quốc gia với Bộ Tài chính.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực Thương mại và Công nghiệp |
Bộ trưởng nhận định, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực Thương mại và Công nghiệp. Thương mại điện tử được ghi nhận là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền Kinh tế số, với mức tăng trưởng cao và đồng đều khoảng 25-30% trong 10 năm vừa qua.
Đến nay, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về thương mại điện tử. Đặc biệt, trong 2 năm đại dịch, thương mại điện tử vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số, góp phần tháo gỡ khó khăn trong xúc tiến tiêu thụ và lưu thông hàng hoá giữa đại dịch.
Thực hiện vai trò đầu mối, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp cùng các cơ quan Bộ, ngành, địa phương, các sàn thương mại điện tử lớn triển khai kết nối và hỗ trợ bán hàng, tiêu thụ nông sản trên nền tảng số. Hiện, hầu hết các tỉnh có vùng trồng, vùng nuôi tập trung đều thực hiện phương thức bán hang trên nền tảng sốt. Cùng với thương mại điện tử, Bộ Công Thương cũng phát huy vai trò của hệ thống Thương vụ nên đã thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, biệt là hàng nông sản, đặc sản vùng miền đến các thị trường để tận dụng cơ hội từ các FTA…
Đây là một trong những giải pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao, là cánh tay nối dài bên cạnh phương thức phân phối hàng hoá truyền thống, từ đó giúp bà con nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ khắp 63 tỉnh, thành phố, tận dụng ưu thế của công nghệ theo xu hướng 4.0.
“Chúng tôi cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông với tư cách là Thường trực ban chỉ đạo, cùng với Bộ Công An, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để thực hiện chương trình phòng chống gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả trên môi trường thương mại điện tử”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng, Bộ đã xác định chuyển đổi số ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới, hướng việc cung ứng điện một cách hiệu quả, nhằm xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn. Lĩnh vực công nghiệp cũng đã sử dụng các biện pháp kiểm soát quá trình và tự động hóa, số hoá trong những năm gần đây, để tối đa hóa chất lượng, sản lượng trong khi giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các chi phí đầu vào liên quan.
Quan trọng nhất của chuyển đổi số vẫn là cơ sở dữ liệu, vậy nên, Bộ trưởng kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia cần có chủ trương yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thật cao các nguồn lực để xây dựng cơ sở dữ liệu |
Bên cạnh đó, qua thực tế quản lý, có thể thấy vai trò của các cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ công tác ra quyết định, quản lý, điều hành, xử lý công việc của các cơ quan quản lý nhà nước ngày càng lớn và cấp thiết. Điển hình, trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu quốc gia ngay sau Phiên chất vấn của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thì đến giờ này chúng tôi đã hoàn thành phần mềm quản lý đối với doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối và đang xây dựng phần mềm quản lý đến các cửa hàng bán lẻ.
Giai đoạn 1, Bộ Công Thương sẽ quản lý trực tiếp đến 36 doanh nghiệp đầu mối, 330 thương nhân phân phối và phân cấp các UBND các tỉnh, thành phố quản lý 17.000 cửa hàng bán lẻ. Giai đoạn 2, dự kiến đến hết 2022, Bộ Công Thương sẽ kết nối tất cả hệ thống kinh doanh xăng dầu từ trung ương đến địa phương, đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công Thương trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý bằng công nghệ đối với lĩnh vực điện, khoáng sản, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ quản lý quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông xuất khẩu nhưng việc tiếp cận số liệu, dữ liệu đôi khi phải gián tiếp qua một đơn vị thứ 2 hoặc thứ 3. Ví dụ như dữ liệu xuất nhập khẩu phải thông qua Tổng cục Hải quan mới có được, như vậy là chậm các kỳ chỉ đạo.
“Tôi rất muốn Ban chỉ đạo quốc gia, đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông với tư cách là cơ quan thường trực và cơ quan chuyên môn sẽ giúp chúng tôi kết nối để Bộ Công Thương có thể liên thông được với các Bộ, ngành liên quan để có được dữ liệu kịp thời. đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông giúp chúng tôi mấy chương trình quản lý xăng dầu, điện, khoáng sản, quản lý xuất nhập khẩu và một số lĩnh vực khác trong Bộ”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu thực tế.
Bộ trưởng nhấn mạnh, quan trọng nhất của chuyển đổi số vẫn là cơ sở dữ liệu, vậy nên Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia cần có chủ trương yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thật cao các nguồn lực để xây dựng cơ sở dữ liệu, có như vậy thì quá trình chuyển đổi số của chúng ta mới thành công.