Ngành Công thương tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy tiêu dùng

Trong những tháng cuối năm, khối Công Thương địa phương thống nhất tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; Thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...
Bộ Công Thương hỗ trợ tháo gỡ "điểm nghẽn" cản trở sản xuất của Samsung Bộ Công Thương bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành Những đổi thay của lực lượng Quản lý thị trường sau 3 năm chuyển đổi mô hình hoạt động Tăng trách nhiệm của thương nhân nước ngoài trên sàn thương mại điện tử

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương với 63 tỉnh, thành phố để đánh giá tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2021. Từ đó, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh gắn với phòng, chống dịch Covid-19 của Ngành.

Ngành Công thương tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy tiêu dùng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị trực tuyến Khối Công Thương địa phương năm 2021

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung cho biết, tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 6,29%; Quý II tăng 11,18%; Quý III giảm 3,5%), cao hơn mức tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế (cả nước: tăng 1,42%).

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05% (Quý I tăng 8,9%; Quý II tăng 13,35%; Quý III giảm 3,24%); ngành khai khoáng giảm 7,17% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 17,6%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 3.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,7% (cùng kỳ năm 2020 đạt 3.625,59 nghìn tỷ đồng, giảm 0,73%).

Theo báo cáo của các Sở Công Thương, 44/63 địa phương có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó 57/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (cả nước giảm 7,1%).

Về kim ngạch xuất nhập khẩu, báo cáo của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cũng cho biết, hiện này có 54/63 địa phương có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó 31/63 địa phương tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nước (cả nước tăng 18,8%).

Khu vực phía Bắc, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chiếm tỉ trọng 54,8% cả nước, 26/28 địa phương có tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước; Khu vực miền Trung-Tây Nguyên, chiếm tỉ trọng 3,6% cả nước, có 13/16 địa phương; Khu vực phía Nam chiếm tỉ trọng 40,8% cả nước, có 14/19 địa phương.

Bước sang Quý IV, mặc dù tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được nhiều nước trên thế giới triển khai mạnh mẽ nhưng nguy cơ phục hồi của kinh tế thế giới vẫn mong manh, việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu còn hiện hữu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Vì vậy, trong những tháng cuối năm 2021, khối Công Thương địa phương thống nhất thực hiện ứng phó hiệu quả, giảm thiểu tác động của thiên tai, dịch bệnh; Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; Thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng, trong đó đặc biệt chú trọng thị trường trong nước góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn các chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng giữa ngành Công Thương các tỉnh, thành phố; Thực hiện các chương trình, hoạt động của ngành Công Thương đang triển khai hỗ trợ các địa phương trên cả nước…

Tại Hội nghị, các địa phương (Thái Nguyên, Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hà Giang, Hà Nội…) cũng đã thảo luận và trao đổi nhiều vấn đề về thực trạng tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp tham mưu với lãnh đạo Bộ Công Thương.

Ngành Công thương tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, thúc đẩy tiêu dùng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, ngành Công Thương địa phương cần bám sát tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh…

Đánh giá cao các ý kiến tham luận tại Hội nghị của các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, các địa phương đã nỗ lực rất nhiều trong công tác phòng, chống dịch vừa đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong 9 tháng đầu năm. Hoạt động sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm nhiều ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực cũng như cả nước.

Căn cứ diễn biến tình hình thực tế trong nước và thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu trong những tháng còn lại của năm 2021, các địa phương, đặc biệt là các Sở Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương bám sát tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn quốc, trong các khu, cụm công nghiệp để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh…

Đối với các Sở Công Thương, cần khẩn trương hoàn thiện hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển công nghiệp, trong đó tập trung vào các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện...để tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp; ưu tiên quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, cụm liên kết ngành tạo chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp…

Đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ trưởng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; Xử lý tốt vấn đề về truy xuất nguồn gốc và bảo đảm chất lượng sản phẩm nông sản của Việt Nam; Đẩy mạnh hoạt động đàm phán để phát triển các thị trường khu vực xa hơn...

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương "chỉ đạo nóng" về các sàn thương mại điện tử không phép

Bộ Công Thương "chỉ đạo nóng" về các sàn thương mại điện tử không phép

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Văn bản số 8598/BCT-TMĐT ngày 26/10/2024 chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Chiều 23/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Theo thống kê của Gogolook - nhà cung cấp các dịch vụ chống gian lận sử dụng công nghệ AI, những vụ lừa đảo xảy ra tại Malaysia trong vòng một năm qua đã để lại thiệt hại lên tới con số 12,8 tỷ USD, tương đương khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) đã ban hành yêu cầu rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Trong thời đại công nghệ số, camera giám sát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, từ bảo vệ an ninh cho đến quản lý hoạt động. Tuy nhiên, sự phổ biến của công nghệ này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể về lộ lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin, đặt ra thách thức lớn cho cả thế giới và Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận