Nhập khẩu hàng hóa qua Trung Quốc chiếm 33,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước

Tính hết tháng 11, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 300,27 tỷ USD, trong đó riêng thị trường Trung Quốc đạt 99,4 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm đến 33,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
4,3 tấn thuốc thú y Trung Quốc vi phạm nhãn bị thu giữ khi qua "luồng xanh" Rau quả nội địa ùn ứ, nhập khẩu Trung Quốc tăng mạnh CAEXPO và CABIS là động lực cho sự phát triển bền vững của các quốc gia trong ASEAN và Trung Quốc

Kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 300,27 tỷ USD

Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan, tháng 11, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 30,61 tỷ USD, tăng 17,1% (tương ứng tăng 4,47 tỷ USD) so với tháng trước. Đây là lần đầu tiên kim ngạch nhập khẩu Việt Nam trong 1 tháng đạt mốc từ 30 tỷ USD trở lên.

Lũy kế 11 tháng 2021, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 300,27 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên đến 27,9%, tương ứng kim ngạch tăng thêm 65,49 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc, Hàn Quốc, khu vực ASEAN, Nhật Bản, Mỹ, EU là những đối tác lớn nhất.

Riêng thị trường Trung Quốc đạt 99,4 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm đến 33,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Nhập khẩu hàng hóa qua Trung Quốc chiếm  33,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước
Nhập khẩu hàng hóa qua Trung Quốc chiếm 33,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước

Không chỉ lớn về quy mô, số lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng rất đa dạng từ máy móc, thiết bị đến nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hay hàng hóa tiêu dùng, hàng nông sản…Trong đó, những nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; điện thoại; vải may mặc và nguyên phụ liệu dệt may, giày dép… Trung Quốc hầu như chiếm vị trí số 1.

Ngoài ra, nhập khẩu Hàn Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 16,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước; các nước ASEAN là: 37,17 tỷ USD, tăng 36,8%, chiếm 12,4%; Nhật Bản là: 20,29 tỷ USD, tăng 10,2%, chiếm 6,8%.

Tính chung kim ngạch nhập khẩu từ châu Á lên đến 244,52 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 81,4% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Trong 11 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu hàng hóa từ EU đạt 15,34 tỷ USD và 14,13 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ.

Nhìn chung các thị trường nhập khẩu của Việt Nam đều có mức tăng trưởng hai con số.

6 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD

Dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch lên tới 68,14 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng thứ hai với 42,3 tỷ USD, tăng 27,8% tương ứng tăng 9,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Điện thoại các loại và linh kiện đứng thứ ba với 19,16 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với 17,81 tỷ USD, chiếm 93% tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này.

Trong đó, từ Hàn Quốc là 9,55 tỷ USD, tăng 45%; Trung Quốc là 8,26 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

3 nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ USD” còn lại là vải với 12,95 tỷ USD, tăng 21,7%; chất dẻo nguyên liệu với 6,35 triệu tấn, kim ngạch 10,58 tỷ USD, chỉ tăng 6,4% về lượng nhưng tăng đến 41,5% về kim ngạch; sắt thép đạt 11,4 triệu tấn, kim ngạch 10,5 tỷ USD, dù giảm 6,8% về lượng nhưng tăng đến 43% về kim ngạch.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt con số kỷ lục 602 tỷ USD, tăng 22,9% với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 112,25 tỷ USD. Trong đó cán cân thương mại của nước ta thặng dư 1,46 tỷ USD.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng tiếp tục giảm từ chiều nay 24/10

Giá xăng dầu được liên Bộ điều chỉnh từ 15h00 chiều nay (24/10). Giá xăng E5RON92 giảm 40 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 70 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 270 đồng/lít; dầu hỏa giảm 50 đồng/lít, riêng mặt hàng dầu mazut tăng 130 đồng/lít/kg so với kỳ trước.
Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/10.
Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô giảm về mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu thô WTI giao tháng 11 giảm tới 8,39% xuống mốc 68,69 USD/thùng; giá dầu thô Brent giao tháng 12 cũng đánh mất 7,57% xuống sát mức 73 USD/thùng, mức thấp nhất được ghi nhận vào những ngày đầu tháng 10.
Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Giá xăng trong nước giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 17/10/2024

Theo đó, giá xăng E5RON92 có giá không cao hơn 19.730 đồng/lít (giảm 116 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.232 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 20.962 đồng/lít (giảm 99 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận