Nội dung một số văn kiện hợp tác được ký kết giữa Bộ Công Thương với các đối tác Trung Quốc

Tháng 10 năm 2022, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã ký kết một số văn kiện tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa với một số đối tác Trung Quốc như Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Việt – Trung; Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại…
Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc có thêm kênh phân phối mới 4,3 tấn thuốc thú y Trung Quốc vi phạm nhãn bị thu giữ khi qua "luồng xanh"

1. Bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa Việt – Trung là văn kiện quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung phát triển ổn định, cân bằng và bền vững, là cơ sở thúc đẩy triển khai các biện pháp nhằm duy trì thông suốt, tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa và các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại song phương. Bản ghi nhớ gồm 06 Điều với các nội dung về Nguyên tắc hợp tác; Mục tiêu hợp tác; Nội dung hợp tác; Cơ chế triển khai; Sửa đổi, bổ sung và giải quyết tranh chấp; Hiệu lực.

Trong đó, phần “Nội dung hợp tác” (Điều 3) gồm 10 khoản với một số nội dung chính được hai Bên nhất trí như sau:

- Tiếp tục tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác sẵn có do hai Bên là đầu mối để trao đổi kịp thời các biện pháp đảm bảo duy trì thông suốt, tránh làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa và các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại song phương.

- Trong trường hợp chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai nước bị gián đoạn hoặc có nguy cơ bị gián đoạn, hai Bên khẩn trương trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp hoặc điều phối các Bộ, ngành, địa phương liên quan (nếu cần) triển khai các biện pháp cần thiết nhằm khôi phục chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai nước trong thời gian sớm nhất.

- Thúc đẩy đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tối ưu hóa các biện pháp phòng chống dịch bệnh và ứng phó với các sự cố tại các cửa khẩu biên giới giữa hai nước và các cảng đến khác.

- Điều phối, thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt giữa hai nước, trong đó bao gồm hàng hóa Việt Nam vận chuyển quá cảnh đường sắt Trung Quốc xuất khẩu đi nước thứ ba.

- Phối hợp cơ quan quản lý về đường sắt tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo phổ biến thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp hai nước tăng cường khai thác hình thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa hai nước.

- Kịp thời chia sẻ thông tin về các biện pháp và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của mỗi Bên để các Bên chủ động thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu liên quan của nước nhập khẩu.

- Cập nhật kịp thời tình hình vướng mắc phát sinh và các điều chỉnh biện pháp (nếu có) về thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu của mỗi nước.

Nội dung một số văn kiện hợp tác được ký kết giữa Bộ Công Thương với các đối tác Trung Quốc

Đối với Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, hai Bên nhất trí triển khai hợp tác trong 04 lĩnh vực chính bao gồm Thương mại và thuận lợi hóa thương mại; Xúc tiến thương mại; Hợp tác đầu tư; Liên thông liên kết. Một số nội dung cụ thể:

(i) Thương mại và thuận lợi hóa thương mại

- Khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng hai nước tăng cường hợp tác, mở rộng quy mô thương mại đối với các sản phẩm mà mỗi Bên có ưu thế và nhu cầu theo nguyên tắc thị trường và quy định luật pháp mỗi nước.

- Phối hợp thúc đẩy các cơ quan liên quan hai nước đẩy nhanh hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường Trung Quốc đối với nông sản, thực phẩm của Việt Nam.

- Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và thông quan nông sản, thực phẩm của hai Bên qua cửa khẩu biên giới trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; thúc đẩy các lực lượng chức năng tại cửa khẩu biên giới hai nước tăng cường trao đổi, phối hợp trong công tác vận hành cửa khẩu.

- Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt của Việt Nam qua Vân Nam đi các địa phương khác của Trung Quốc hoặc quá cảnh Trung Quốc đi các nước châu Á, châu Âu và hàng hóa từ Vân Nam quá cảnh Việt Nam đi các nước ASEAN.

- Thúc đẩy các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc (Vân Nam), nâng cao hiệu suất thông quan hai Bên, cung cấp thông tin kịp thời về kế hoạch hoạt động của các cửa khẩu và các quy định mới tại cửa khẩu; xây dựng phương án hoạt động ổn định của các cửa khẩu (lối mở), đảm bảo duy trì thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hợp pháp giữa hai Bên.

- Tăng cường phối hợp, tiếp tục tối ưu hóa quy trình thông quan trên cơ sở đối đẳng giữa hai Bên nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai nước được ổn định, thông suốt và không bị gián đoạn.

- Cung cấp, chia sẻ thông tin kịp thời về chính sách quản lý thương mại biên giới, tình hình hoạt động, các quy định liên quan đến thông quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam) để kịp thời tháo gỡ những khó khăn phát sinh.

- Phối hợp thúc đẩy các cửa khẩu có điều kiện phù hợp của phía Trung Quốc sớm hoàn thành xây dựng khu vực giám sát quản lý chỉ định nhập khẩu hoa quả, lương thực.

(ii) Xúc tiến thương mại

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và dành ưu đãi cho doanh nghiệp hai Bên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, hội thảo giao thương, lễ hội mua sắm, duy trì tổ chức thường niên và gia tăng hiệu quả của Hội chợ thương mại quốc tế Việt – Trung tại mỗi Bên.

- Cùng phối hợp mời các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hai Bên tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tại mỗi Bên nhằm tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp, duy trì và mở rộng cơ hội kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nội dung hợp tác tại Bản ghi nhớ hợp tác phát triển thương mại giữa Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) và Sở Công Thương 12 tỉnh, thành phố của Việt Nam với Sở Thương mại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ký kết năm 2018.

(iii) Hợp tác đầu tư

- Cùng nghiên cứu, phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc (Vân Nam) vào các dự án trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nông sản/thực phẩm chế biến, hóa chất, cơ khí, khai khoáng, luyện kim.

- Khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải hải sản, nông sản xuất khẩu qua biên giới, bao gồm vận tải đa phương thức đường bộ, đường sắt, đường hàng không tại Việt Nam.

(iv) Liên thông liên kết

- Phối hợp thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương liên quan của hai nước tăng cường hợp tác, đẩy nhanh việc xây dựng kết nối cơ sở hạ tầng giao thông giữa hai nước; thúc đẩy mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới có điều kiện phù hợp.

- Thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và kết nối giữa các cửa khẩu và các khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam – Trung Quốc (Vân Nam) nhằm đảm bảo cho hoạt động thương mại và thông quan giữa hai nước được duy trì thông suốt, thuận lợi.

- Phối hợp thúc đẩy các Bộ, ngành, địa phương liên quan hai nước tăng cường hợp tác, kết nối đường bộ, đường sắt, đường hàng không, trong đó có công trình cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực Bát Xát (Lào Cai, Việt Nam) – Bá Sái (Vân Nam, Trung Quốc); phương án kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), dự án cầu đa năng thuộc khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng (Việt Nam) – Kim Thủy Hà (Trung Quốc), công trình giao thông qua biên giới thuộc cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam) – Thiên Bảo (Trung Quốc).

Sau khi ký kết và có hiệu lực, Bộ Công Thương và các đối tác Trung Quốc đang tiếp tục trao đổi và xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm triển khai hiệu quả các Bản ghi nhớ nêu trên.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nông sản Việt Nam đắt khách tại hội chợ Foodex Japan 2023

Nông sản Việt Nam đắt khách tại hội chợ Foodex Japan 2023

Tham gia Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Foodex Japan, nhiều nông sản thế mạnh của Việt Nam như: hoa quả đóng hộp các loại, trái cây đông lạnh đóng hộp, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt tiêu, quế, hồi... đã thu hút đông đảo doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản tham quan, giao dịch.
World Bank: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong 2023

World Bank: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong 2023

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ hạ còn 6,3%, sau khi đạt mốc cao 8% vào năm trước do tăng trưởng ở khu vực dịch vụ chững lại, giá cả và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến c ác nhà đầu tư và hộ gia đình.
UKVFTA hướng tới thương mại xanh và công bằng với Việt Nam

UKVFTA hướng tới thương mại xanh và công bằng với Việt Nam

Phát triển xanh đang là xu hướng phát triển quan trọng trên toàn cầu nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi để thực hiện những cam kết quốc tế về phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng và cam kết về khí hậu.
Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến thực phẩm

Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho ngành chế biến thực phẩm

Dư địa cho xuất khẩu thực phẩm, thực phẩm chế biến của Việt Nam vào các thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương còn rất lớn. Tuy nhiên, để chinh phục được các thị trường này cần chú trọng đến tính bền vững cũng như nắm bắt những thay đổi thị hiếu tiêu dùng.
Khai mạc phiên đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Khai mạc phiên đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Sáng 27/2, phiên đàm phán về việc Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã diễn ra tại Phú Quốc (Kiên Giang).
Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm

Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm

Chiều 22/2, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Cục xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư quốc gia Ấn Độ (Invest India) và Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO), tổ chức thành công buổi giao thương kết nối hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm.
Phối hợp tích cực sớm kết thúc đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Phối hợp tích cực sớm kết thúc đàm phán gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Liên quan đến tiến trình gia nhập CPTPP của UK, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp tích cực với các nước CPTPP để sớm kết thúc việc đàm phán gia nhập Hiệp định của UK trên tinh thần vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận