Phát huy hiệu quả công tác phối hợp trong đấu tranh chống hàng giả trên thương mại điện tử

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định, đơn vị đã và sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan nhằm mang lại hiệu quả cao hơn nữa trong kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.
Tăng cường công tác chống hàng lậu, hàng giả trên môi trường thương mại điện tử Phê duyệt các tiêu chí xây dựng nền tảng sàn thương mại điện tử Quảng Bình: Vi phạm trên thương mại điện tử ngày càng phức tạp, tinh vi Ngăn chặn hàng giả trên thương mại điện tử: Cần kiểm soát nguồn gốc hàng hóa Tuyên truyền pháp luật - giải pháp căn cơ hạn chế hành vi vi phạm trên thương mại điện tử

Thương mại điện tử đặt ra nhiều thách thức cho công tác kiểm tra

Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh nhìn nhận, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh, mua bán hàng hóa trực tiếp của người dùng, trong bối cảnh này, việc kinh doanh, mua bán, giao nhận và vận chuyển hàng hóa qua các hình thức thương mại điện tử càng trở nên hữu dụng và được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng.

Phát huy hiệu quả công tác phối hợp trong đấu tranh chống hàng giả trên thương mại điện tử
Hàng hoá giới thiệu trên các website bán hàng trực tuyến rất phong phú, đa dạng cùng nhiều hình thức giao nhận, thanh toán khác nhau

Hàng hoá giới thiệu trên các website bán hàng trực tuyến, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, các ứng dụng bán hàng online rất phong phú, đa dạng với hàng ngàn chủng loại sản phẩm cùng nhiều hình thức giao nhận, thanh toán khác nhau. Tuy nhiên, môi trường này lại đang tiềm ẩn nhiều hành vi gian lận trong kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

“Mặc dù đã quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn, nhưng số lượng các vụ việc được phát hiện, xử lý còn thấp, trong khi đó các hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật ngày càng phức tạp. Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi gian lận thương mại trên các sàn thương mại điện tử cũng gặp không ít khó khăn, do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo” này không đơn giản”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh chỉ rõ.

Cũng theo Tổng Cục trưởng, thương mại điện tử đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế nói chung và với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý và ngăn chặn các hành vi vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử nói riêng. Nhất là thương mại điện tử về thực phẩm.

Trước thực trạng này, thông tin về công tác triển khai thực hiện, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, Tổng cục QLTT đã ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác về Thương mại điện tử. Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Tổng Cục trưởng trong công tác QLTT về thương mại điện tử. Tiếp đến, ngày 27/7/2021, Tổng Cục trưởng cũng ban hành Công văn số 1621/TCQLTT-VPTC gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố về việc thành lập Tổ công tác về thương mại điện tử.

Ngoài ra, Tổng Cục QLTT cũng chủ trì thành lập Đoàn theo dõi tình hình thi hành pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, tiến hành xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật, thống nhất trong áp dụng pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử và xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử tại một số Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Phát huy hiệu quả công tác phối hợp trong đấu tranh chống hàng giả trên thương mại điện tử
Thương mại điện tử đặt ra nhiều thách thức đối với công tác thanh kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trong ảnh là một phần hàng hóa thu giữ tại 1 cơ sở kinh doanh có 4 kho hàng tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa hồi tháng 4/2022. Số hàng hóa này có nhiều dấu hiệu vi phạm và được bán qua các nền tảng mạng xã hội

Theo báo cáo của Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2021 lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra 140 vụ việc liên quan đến thương mại điện tử, xử lý 132 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính gần 2,5 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm gần 3,5 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại.

Báo cáo 06 tháng năm 2022 cho thấy, lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra 45 vụ việc, xử lý 42 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 700 triệu đồng, trị giá hàng vi phạm gần 1,2 tỷ đồng (hành vi vi phạm chủ yếu kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại).

Phối hợp, tăng hiệu quả kiểm tra, xử lý

Bên cạnh những kết quả đã làm được, song Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh vẫn cho rằng, việc truy xuất, lưu trữ các giao dịch thương mại điện tử, hàng hóa giao dịch còn đang gặp nhiều khó khăn. Các giao dịch, thanh toán trên mạng đều chớp nhoáng và vô hình; không có địa điểm kinh doanh rõ ràng, không thể kiểm tra được ngay. Có những đối tượng duy trì thường trực hàng trăm tài khoản trên các sàn giao dịch thương mại điện tử để ngay lập tức có thể thay đổi khi bị phát hiện.

“Việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng đòi hỏi phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể. Trong khi các giao dịch, thanh toán trên mạng đều có rủi ro bị hủy, xóa dấu vết rất nhanh, trong khi thẩm quyền của lực lượng QLTT không thể đề xuất lấy các sao kê ngân hàng để theo dõi giao dịch tài chính của đối tượng mà phải thông qua cơ quan Công an. Các đối tượng kinh doanh hàng hóa vi phạm thường có quy mô nhỏ lẻ nên rất khó phát hiện, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh chỉ rõ.

Bên cạnh đó, cũng theo Tổng Cục trưởng, các website và các trang mạng xã hội dễ dàng được tạo ra và đóng lại trong thời gian nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Một số đối tượng lập các website thương mại điện tử, mạng xã hội với nội dung thông tin y hệt các website, địa chỉ của các cơ sở có uy tín khác khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Mặt khác, bản thân người tiêu dùng chưa nâng cao ý thức trong hoạt động mua bán thực phẩm, ý thức tố giác tội phạm còn e dè đã nhiều khi tiếp tay cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đúng theo quy định của pháp luật.

Phát huy hiệu quả công tác phối hợp trong đấu tranh chống hàng giả trên thương mại điện tử
Tổng cục QLTT tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT các địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao trong kiểm tra, xử lý vi phạm trên môi trường thương mại điện tử

Trong thời gian tới, để công tác chống hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc trên môi trường thương mại điện tử, Tổng cục QLTT kiến nghị, cần tăng cường phối hợp giữa các đơn vị chức năng liên quan như Công an... trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, trọng tâm, là phối hợp với các đơn vị bán tên miền và cung cấp dịch vụ máy chủ, ngân hàng, viễn thông, chuyển phát trong việc xác minh đối tượng để kiểm tra và xử lý vi phạm.

Liên quan đến công tác nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử, thời gian tới Tổng cục QLTT, sẽ đẩy mạnh đào tạo, tập huấn cho lực lượng QLTT về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Đặc biệt các kỹ năng liên quan tới điều tra, thu thập chứng cứ, thông tin đối tượng.

Tập huấn, đào tạo cho các doanh nghiệp, đặc biệt các chủ sở hữu các nhãn hiệu đã được bảo hộ nhằm tạo cơ chế thuận lợi trong việc giải quyết khiếu nại, thẩm tra, xác minh và giám định các sản phẩm hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Tổng cục QLTT cũng tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT các địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương nhằm mang lại hiệu quả cao trong kiểm tra, xử lý vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Sáng 6/11, Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Theo đó, nhiều lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận, như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp; số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định…
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Chiều ngày 27/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của nước này trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp, giao thông vận tải, tư vấn chiến lược.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận