Phát triển mạnh thị trường trong nước làm trụ đỡ cho nền kinh tế

Bộ Công Thương cho rằng, cần phát triển mạnh thị trường trong nước làm trụ đỡ khi thị trường bên ngoài gặp khó khăn, trong đó tập trung vào các giải pháp như tiếp tục thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước...
Nhiều giải pháp hiệu quả góp phần cải thiện thị trường trong nước Thêm sức bật cho sự phục hồi của thị trường trong nước 2 tháng cuối năm Bộ Công Thương lý giải biến động thị trường xăng dầu hiện nay Ngành Công Thương vững mạnh cùng đất nước, khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 của Bộ Công Thương cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, dịch bệnh, mùa vụ... nhưng cơ bản, cung cầu các mặt hàng được bảo đảm, giá có sự tăng, giảm đan xen đối với từng nhóm hàng.

Thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nguồn cung rau, quả, thực phẩm dồi dào, bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Tuy số ca nhiễm Covid-19 trong nước có xu hướng tăng trở lại trong tháng 4 nhưng hoạt động tiêu dùng thực phẩm thiết yếu của người dân vẫn ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, mua gom, tích trữ thực phẩm.

Nguồn cung mặt hàng xăng dầu đầy đủ, giá trong nước có xu hướng tăng/giảm đan xen do chịu tác động của giá thế giới.

Dù chịu nhiều tác động đan xen, song, Bộ Công Thương cho rằng, về cơ bản, thị trường các mặt hàng thiết yếu trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 không có biến động bất thường.

Phát triển mạnh thị trường trong nước làm trụ đỡ cho nền kinh tế
Về cơ bản, thị trường các mặt hàng thiết yếu trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023 không có biến động bất thường

Cụ thể, theo số liệu từ Bộ Công Thương, tháng 4/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 3,9%).

Trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 25,8% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 109,4%. Nếu so với so với 4 tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2023 tăng 26,7%.

Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 4 tháng đầu năm 2023 tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,4%).

Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,5%; may mặc tăng 9,8%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 4,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 2,4%; riêng nhóm vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 1,1%.

Các địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao như sau: Bình Định tăng 14,7%; Đồng Nai tăng 12,9%; Bình Dương tăng 12,2%; Cần Thơ và Thanh Hóa cùng tăng 11,4%; Hải Phòng tăng 10,0%; Quảng Ninh tăng 9,5%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 9,1%; Hà Nội tăng 9,0%; Đà Nẵng tăng 7,2%... Những con số này cho thấy, trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm, thị trường hàng hóa khá sôi động.

Song, nhìn nhận bối cảnh, tình hình kinh tế những tháng tiếp theo của năm 2023, Bộ Công Thương dự báo, sức mua vẫn hồi phục chậm, sản xuất vẫn sẽ khó khăn do thiếu hụt đơn hàng. Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ về tín dụng, lãi suất, giảm thuế, cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp đi vào thực thi nhưng sẽ có những độ trễ nhất định. Mặt khác, sự hồi phục chậm của thị trường bất động sản, giải ngân vốn đầu tư thấp sẽ tác động đến tiêu thụ của một số ngành sản xuất có liên quan...

Phát triển mạnh thị trường trong nước làm trụ đỡ cho nền kinh tế
Bộ Công Thương xác định, phát triển mạnh thị trường trong nước làm trụ đỡ khi thị trường bên ngoài gặp khó khăn

Trước những khó khăn này, Bộ Công Thương xác định, phát triển mạnh thị trường trong nước làm trụ đỡ khi thị trường bên ngoài gặp khó khăn, trong đó tập trung vào các giải pháp chủ yếu như tiếp tục thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng với đó, triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua: Kích thích tiêu dùng; Tăng chi tiêu của Chính phủ; Đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa thông qua khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử; Thực hiện hiệu quả Chương trình đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại các địa phương.

Riêng với mùa nông sản thu hoạch rộ sắp tới, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, sẽ tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại lớn nhằm thúc đẩy sản xuất, kết nối sản xuất với thị trường trong nước như Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”; hội chợ, triển lãm, chuỗi chương trình kết nối giao thương cấp vùng, hỗ trợ xúc tiến đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP... Qua đó, giúp nhà sản xuất, nhà cung ứng của các địa phương kết nối với hệ thống phân phối, đơn vị thu mua để sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước

Theo thông tin từ Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ nhất trí với kiến nghị giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước nhưng mặt hàng này không thuộc diện được giảm VAT 2%.
Ùn ứ nông sản tái diễn tại cửa khẩu, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp

Ùn ứ nông sản tái diễn tại cửa khẩu, Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp

Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công Thương cho biết, để giải quyết tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Bộ Công Thương đã liên tục làm việc, phối hợp với phía Trung Quốc để đưa ra những giải pháp kịp thời, giảm tình trạng tắc nghẽn xuất khẩu.
Các giải pháp giảm áp lực tiêu thụ vải và nhãn

Các giải pháp giảm áp lực tiêu thụ vải và nhãn

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, nguồn cung nông sản dồi dào đang đặt ra áp lực lớn về tiêu thụ khi xuất khẩu ở nhiều thị trường giảm mạnh, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng hạn chế.
Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ quả vải, nhãn

Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ quả vải, nhãn

Ngày 31/5/2023, Bộ Công Thương tổ chức “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023” với chủ đề “Xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn”.
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ

Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó, chú trọng gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nông thủy sản, gia vị, nhóm hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp...
Sầu riêng và nhiều hoa quả cùng vào vụ, đổ về cửa khẩu, Lạng Sơn ra khuyến cáo

Sầu riêng và nhiều hoa quả cùng vào vụ, đổ về cửa khẩu, Lạng Sơn ra khuyến cáo

Lượng xe chở hàng hóa, chủ yếu là sầu riêng, đổ về khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chờ làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến.
Việt Nam tiếp tục thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Việt Nam tiếp tục thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc

Trong 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc với 9,67 nghìn tấn, trị giá 15,32 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Tổng cục Thống kê cho biết, 5 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD. Song, kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng giảm mạnh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng từ 15/7/2023

Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng từ 15/7/2023

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Túi giấy Việt Nam bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Túi giấy Việt Nam bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Lạng Sơn: Xử lý 160 vụ vi phạm trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Lạng Sơn: Xử lý 160 vụ vi phạm trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Hầm rượu trăm tuổi trong lòng núi Bà Nà Hills

Hầm rượu trăm tuổi trong lòng núi Bà Nà Hills

Giới thiệu "Nét đẹp văn hóa Nhật Bản" tới người dân Việt Nam

Giới thiệu "Nét đẹp văn hóa Nhật Bản" tới người dân Việt Nam

Đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE

Đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE

Quốc hội chất vấn 4 nhóm vấn đề trọng tâm

Quốc hội chất vấn 4 nhóm vấn đề trọng tâm

Nắng nóng kỷ lục gây áp lực lớn lên ngành điện hàng loạt quốc gia châu Á

Nắng nóng kỷ lục gây áp lực lớn lên ngành điện hàng loạt quốc gia châu Á

Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản

Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản

GDP của Đài Loan giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua

GDP của Đài Loan giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua

Hôm nay (6/6), Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

Hôm nay (6/6), Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

Thứ trưởng Đặng Hoàng An tiếp và làm việc với Đoàn công tác Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc

Thứ trưởng Đặng Hoàng An tiếp và làm việc với Đoàn công tác Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc

Australia không áp thuế chống bán phá giá đối với amoni nitrat của Việt Nam

Australia không áp thuế chống bán phá giá đối với amoni nitrat của Việt Nam

Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện