Phê duyệt Kế hoạch tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030”.
TP.HCM ban hành kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2023 Hôm nay Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia

Xây dựng được các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh

Theo Quyết định, mục tiêu chung là xây dựng được các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với gia súc, gia cầm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu.

Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023 – 2030 là đến năm 2025, có 06 vùng của tỉnh Bình Phước và 01 vùng của tỉnh Tây Ninh, 12 vùng khác của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh đạt ATDB theo quy định của Việt Nam; 04 vùng của tỉnh Bình Phước và 01 vùng của tỉnh Tây Ninh đạt ATDB theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH)

Đến năm 2030, các vùng đã đạt ATDB tiếp tục được duy trì; các huyện còn lại của các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên được xây dựng vùng ATDB theo quy định của Việt Nam; có 08 vùng khác của tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh được xây dựng theo tiêu chuẩn của WOAH.

Tăng cường năng lực quản lý thông qua những mục tiêu cụ thể

Về xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật: Quyết định nêu rõ, phấn đấu xuất khẩu được thịt gà chế biến sang các thị trường Nhật Bản, Hồng Kông và 5 nước Liên minh kinh tế Á - Âu và các thị trường Hàn Quốc, Singapore, Anh, EU và Trung Quốc.

Phê duyệt Kế hoạch tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm

Xuất khẩu được trứng và sản phẩm trứng gia cầm sang Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Hoa Kỳ và các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.

Xuất khẩu được thịt lợn sang Malaysia, Trung Quốc. Xuất khẩu được sữa và sản phẩm sữa sang Malaysia và Indonesia. Xuất khẩu được mật ong và sản phẩm ong sang Nhật Bản, Thái Lan và các thị trường khác.

Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 – 2030 là 100% trạm kiểm dịch đầu mối giao thông được rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền đầu tư, nâng cấp bảo đảm đúng quy định của pháp luật. 100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ tập trung được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ.

Mục tiêu cụ thể về nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vaccine thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 – 2030: Phấn đấu có ít nhất 02 phòng thử nghiệm trọng điểm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được xây dựng phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc, vaccine thú y và 01 phòng thử nghiệm trọng điểm về kháng thuốc.

Một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Quyết định cũng nêu rõ các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm để thực hiện.

Theo đó, nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023 - 2030 gồm: Xác định và thiết lập vùng ATDB phù hợp với quy hoạch của tỉnh và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch và theo các quy định của WOAH; chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý chăn nuôi bảo đảm ATDB; tổ chức triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm chứng nhận ATDB, an toàn thực phẩm (ATTP); xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 – 2030 gồm: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ quan kiểm dịch thú y cửa khẩu; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đầu tư nâng cấp các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước.

Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vaccine thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 – 2030 như sau: Xây dựng 02 phòng thử nghiệm trọng điểm phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc thú y. Đầu tư, nâng cấp phòng thử nghiệm dược phẩm, phòng thử nghiệm vaccine thú y và khu nuôi động vật phục vụ nghiên cứu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm của Cục Thú y; thiết lập hệ thống phòng thử nghiệm về kháng thuốc, bao gồm 01 phòng thử nghiệm trọng điểm quốc gia về kháng thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2025/NĐ-CP ngày 8/02/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận