Ra mắt Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, sáng ngày 25/2, Khoa Điện tử - Viễn thông của Trường Đại học Điện lực đã tổ chức lễ ra mắt mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.
Chỉ có 2,2% doanh nghiệp làm chủ công nghệ, sẵn sàng chuyển đổi số Thông báo về việc đề xuất kế hoạch khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2024 Áp dụng công nghệ, tạo đột phá trong quản lý, điều hành tại Quản lý thị trường Bắc Ninh Hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Ra mắt Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
TS Nguyễn Lê Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực phát biểu tại buổi lễ

Thông tin cụ thể về mục tiêu nhiệm vụ của mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, TS. Nguyễn Lê Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho biết, mạng lưới được thành lập với mục đích tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa Trường Đại học Điện lực, người học với nhà sử dụng lao động và tiếp thu ý kiến các bên liên quan trong quá trình đổi mới chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.

TS. Nguyễn Lê Cường kỳ vọng, thông qua mạng lưới này, các Chuyên gia sẽ hợp tác chặt chẽ với nhà trường để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên tốt nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu của nhà sử dụng lao động và sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông.

Cùng chung quan điểm, TS. Phạm Duy Phong, Trưởng khoa Khoa Điện tử - Viễn thông cho biết, trong những năm qua Khoa Điện tử - Viễn thông đã từng bước nâng cao vị thế và uy tín đối với xã hội, đạt được những thành tích đáng khích lệ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác phát triển và phục vụ cộng đồng.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông đã được Trung tâm Kiểm định Chất lượng giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục, số lượng và chất lượng tuyển sinh Đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Cao học và Tiến sĩ ngành Kỹ thuật điện tử tăng mạnh.

“Khoa có đội ngũ giảng viên chất lượng cao, 100% giảng viên của Khoa có trình độ sau đại học, trên 20% có chức danh Phó Giáo sư, trên 60% có trình độ Tiến sĩ, có thể đảm đương tốt nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phát triển mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên và quyết tâm phát triển bứt phá trong giai đoạn mới”, TS. Phạm Duy Phong kỳ vọng.

Cũng theo TS. Phạm Duy Phong, mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông gồm những nhà Khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đến từ các Cơ quan, Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực điện tử viễn thông, công nghệ thông tin như: Vụ Khoa học và Công nghệ, Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT; FPT Telecom, Tập đoàn FPT; Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Bộ Công an; Viện KHKT Bưu điện; Truyền hình Công an nhân dân, Bộ Công an; Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa, Bộ Công thương; Công ty Pavana; Tập đoàn CNC Tech; Kobe R&D Center, Kobe Espec Corp, Japan; Công ty Phần mềm CyberTech; Công ty Cổ phần CyberLotus; Tổng Công ty Viễn thông MobiFone; Ban Viễn thông và Công nghệ thông tin, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Công ty Cổ phần Đo lường Việt Nam - VMA; Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương; Công ty Cổ phần Dịch vụ Viễn thông COMIT.

Ra mắt Mạng lưới Chuyên gia ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
Ra mắt Mạng lưới Chuyên gia Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

Nhận định, đánh giá về mạng lưới, PGS.TS Hà Hải Nam, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới chuyên gia nhấn mạnh, xu hướng công nghệ và đòi hỏi thực tiễn của các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ có tác động rất lớn đến phương pháp giảng dạy trong các Trường Đại học.

PGS.TS Hà Hải Nam nhấn mạnh, mạng lưới chuyên gia sẽ là thiết chế hiệu quả để gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với thực tiễn, để cho phép các chuyên gia, các đối tác, cơ quan, đơn vị là những người sử dụng lao động có cơ hội để tham gia sâu hơn trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo và hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, thực tập, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Điện lực.

Đại diện FPT Telecom, Tập đoàn FPT, ThS. Vũ Thị Khánh Nga, Phó phòng tuyển dụng và Phát triển nhân lực, Phó Chủ tịch Mạng lưới chuyên gia đánh giá cao chất lượng đào tạo và trình độ của sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Điện lực.

FPT Telecom đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nhà trường từ nhiều năm nay và cho biết Điện tử Viễn thông là lĩnh vực trụ cột của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, có sự phát triển rất mạnh trong thời gian tới, có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn, với thu nhập ngày càng cao. Là một trong những doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, hiện nay FPT Telecom có khoảng 17.000 nhân sự, trong đó có trên 200 nhân sự là cựu sinh viên Trường Đại học Điện lực và chủ yếu đến từ Khoa Điện tử - Viễn thông, với số lượng và chất lượng nhân sự tăng mạnh trong những năm gần đây.

Ngay sau buổi lễ ra mắt Mạng lưới Chuyên gia, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội thảo đổi mới chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông.

Xây dựng mạng lưới Chuyên gia và Đổi mới Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường Đại học Điện lực.

Năm 2023, Trường Đại học Điện lực đã có sự phát triển mạnh mẽ về Tiêu chuẩn chất lượng được công nhận, Dạy học, Công bố bài báo khoa học, Nhiệm vụ khoa học công nghệ & sáng chế, Người học và Cơ sở vật chất. Theo Bảng xếp hạng các trường đại học của Việt Nam (Viet Nam’s University Rankings - VNUR) năm 2023, Trường Đại học Điện lực xếp thứ 25 toàn quốc và xếp thứ 15 về Tiêu chuẩn dạy học trên bảng xếp hạng Top 100 Trường Đại học Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận