Sẵn sàng nguồn nhân lực để thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến

Khi xúc tiến xuất khẩu trực tiếp trên nền tảng thương mại điện tử vấn đề quan trọng nhất doanh nghiệp cần lưu ý là chuẩn bị nhân lực sẵn sàng cho hoạt động xuất khẩu này. Bên cạnh đó là ngôn ngữ, nhân sự kỹ thuật chăm sóc các gian hàng...
Tăng cường tiêu thụ nông sản trong nước, giảm áp lực cho xuất khẩu Xuất khẩu trực tuyến: Mở “luồng xanh” đưa hàng Việt Nam ra thế giới Xuất khẩu trực tuyến - đích đến của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, các hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương hàng hóa đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm khách hàng và xuất khẩu hàng hóa điện tử là hướng đi tất yếu.

Trong Hội nghị “Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ đa cực” do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sàn thương mại điện tử Alibaba.com tổ chức mới đây, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, nhờ có thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm kênh xúc tiến xuất khẩu hay nói cách khác là xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.

Sẵn sàng nguồn nhân lực để thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến
Nhờ có thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam có thêm kênh xúc tiến xuất khẩu hay nói cách khác là xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài

Cục trưởng Vũ Bá Phú khẳng định, xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử mang lại một số cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà khả năng tài chính bị hạn chế, khó tiếp cận thị trường nước ngoài một cách trực tiếp như nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

“Với thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng ở những thị trường lớn như là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, hay Singapore…”, ông Vũ Bá Phú dẫn chứng và cho biết, thông qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Cụ thể, như với Alibaba, sàn thương mại điện tử này đang có gần 300 triệu khách hàng đăng ký, trong đó có 26 triệu người mua hoạt động thường xuyên và trải rộng trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Do vậy, thương mại điện tử là thị trường rất tiềm năng, giúp các các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu thay vì chỉ tập trung vào một số thị trường truyền thống.

Thấu hiểu thị trường, sẵn sàng nhân lực

Với thương mại điện tử, cơ hội xuất khẩu hàng hóa có nhiều, song theo Cục trưởng Vũ Bá Phú, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp qua các sàn thương mại điện tử như Alibaba, Amazon... cho đến nay vẫn còn rất khiêm tốn trong tổng số khoảng 200.000 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp qua thương mại điện tử tăng dần qua các năm thông qua nhiều hoạt động hợp tác với Alibaba. Thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã phối hợp, nâng số doanh nghiệp được đào tạo, huấn luyện, có tài khoản đăng ký trên Alibaba từ 1.000 doanh nghiệp năm 2020 lên hàng chục nghìn doanh nghiệp vào năm 2022. Trong số đó, có một tỷ lệ khá cao các doanh nghiệp bán hàng có doanh thu trực tiếp từ hoạt động xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử này.

Sẵn sàng nguồn nhân lực để thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến
Để xuất khẩu thành công hơn nữa qua các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp phải chuẩn bị nhân lực sẵn sàng cho hoạt động này

Rõ ràng chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều khi tiết kiệm chi phí trong xúc tiến thương mại, tiết kiệm thời gian bằng phạm vi, quy mô độ phủ của các chiến dịch maketing với thời gian ngắn hơn. Lợi ích là như vậy, nhưng khi xúc tiến thương mại xuất khẩu trực tiếp trên nền tảng thương mại điện tử, Cục trưởng Vũ Bá Phú khuyến nghị, vấn đề quan trọng nhất doanh nghiệp cần lưu ý là chuẩn bị nhân lực sẵn sàng cho hoạt động xuất khẩu này.

Hơn nữa, để xuất khẩu qua thương mại điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải biết ngôn ngữ bản địa, có chuyên viên giao dịch trực tiếp, trả lời online, chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, yếu tố kỹ thuật cũng cần có nhân sự chăm sóc gian hàng thường xuyên, liên tục, đảm bảo khi khách hàng tìm kiếm có thể tiếp cận với sản phẩm bắt mắt, hiệu quả.

Điều đáng chú ý là khi xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử doanh nghiệp cần tuân thủ quy định riêng của các sàn từ quy cách, đóng gói, số lượng lưu kho, dự trữ và bên cạnh đó phải lưu ý thủ tục hải quan, cũng như chính sách khác như với hoạt động xuất khẩu truyền thống.

Bà Bùi Thị Thanh An - Phó Cục Trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, hiện Hoa Kỳ hiện vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,3 tỷ USD. Đây cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên từ trước đến nay vượt mốc 100 tỷ USD/năm. Tháng 1/2023, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 7,6 tỷ USD.

“Để tiếp cận và khai thác hiệu quả thị trường này, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức phù hợp. Nếu là các doanh nghiệp nhỏ, nên tận dụng việc bán hàng thông qua các kênh thương mại điện tử phổ biến tại Hoa Kỳ để xúc tiến xuất khẩu hàng hóa, tiếp cận khách hàng toàn cầu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần cập nhật thường xuyên những quy định về yêu cầu pháp lý của thị trường; các yêu cầu về quy định chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu; Kỹ năng khai thác thông tin và công cụ trực tuyến tìm kiếm các thông tin yêu cầu về thị trường Hoa Kỳ”, bà An chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bền vững sẽ là xu hướng phát triển của thương mại điện tử

Bền vững sẽ là xu hướng phát triển của thương mại điện tử

Thương mại điện tử bền vững sẽ là "cánh tay nối dài" giúp thu hẹp khoảng cách thương mại điện tử giữa các địa phương thông qua việc giảm vai trò của trung gian, mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Tốc độ phát triển thương mại điện tử Việt Nam cao nhất Đông Nam Á

Tốc độ phát triển thương mại điện tử Việt Nam cao nhất Đông Nam Á

Việt Nam đã trở thành nước có tốc độ phát triển kinh tế số nhanh thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) và tốc độ phát triển thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương

Tập trung chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương

Chiều ngày 14/3/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về một số công tác trọng tâm thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương trong thời gian tới.
Sẵn sàng nguồn nhân lực để thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến

Sẵn sàng nguồn nhân lực để thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến

Khi xúc tiến xuất khẩu trực tiếp trên nền tảng thương mại điện tử vấn đề quan trọng nhất doanh nghiệp cần lưu ý là chuẩn bị nhân lực sẵn sàng cho hoạt động xuất khẩu này. Bên cạnh đó là ngôn ngữ, nhân sự kỹ thuật chăm sóc các gian hàng...
Kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các gian hàng, sản phẩm vi phạm

Kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các gian hàng, sản phẩm vi phạm

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa gửi Công văn yêu cầu các công ty có website/ứng dụng thương mại điện tử kiểm tra, rà soát và giỡ bỏ các gian hàng, sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các quy định pháp luật.
Mời tham dự chương trình đào tạo "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam”

Mời tham dự chương trình đào tạo "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam”

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số mời các cá nhân và doanh nghiệp tham dự chương trình đào tạo "Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội bứt phá cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam”.
Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ “đa cực”

Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ “đa cực”

Ngày 1/3/2023, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Sàn thương mại điện tử Alibaba.com tổ chức Hội nghị Định hướng chiến lược kinh doanh trên nền tảng số trong thời kỳ VUCA thu hút gần 300 đại biểu từ các đơn vị, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận