Sẵn sàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các nước để phát triển năng lượng sạch

Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 năm, Bộ Công Thương đón tiếp Chủ tịch COP26 tại trụ sở. Điều này nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt của phía bạn dành cho những nỗ lực của Việt Nam nói chung và đóng góp của lĩnh vực Công Thương nói riêng trong việc triển khai thực hiện các cam kết đưa ra tại Hội nghị COP26.
Mỹ-Trung ký kết một loạt thỏa thuận về hợp tác năng lượng Nhiều khúc mắc trong khủng hoảng năng lượng ở Châu Âu

Ngày 14/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc tiếp và làm việc với ông Alok Kumar Sharma, Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc lần thứ 26 (COP 26) nhân dịp ông có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên bày tỏ sự trân trọng với tinh thần hợp tác, ủng hộ tích cực của Đoàn Chủ tịch COP26 cũng như cá nhân Chủ tịch trong suốt thời gian trước, trong và sau Hội nghị COP26 đến nay.

Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 1 năm, Bộ Công Thương đón tiếp Chủ tịch COP26 tại trụ sở. Điều này nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt của phía bạn dành cho những nỗ lực của Việt Nam nói chung và đóng góp của lĩnh vực Công Thương nói riêng trong việc triển khai thực hiện các cam kết đưa ra tại Hội nghị COP26.

Sẵn sàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các nước để phát triển năng lượng sạch
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ với Chủ tịch COP26 một số nỗ lực tích cực của ngành năng lượng tại Việt Nam thời gian qua

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, ngay sau Hội nghị COP26, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng phương án cập nhật lại dự thảo Quy hoạch điện VIII, chú trọng phát triển nguồn điện theo hướng: Đánh giá lại tính khả thi các nguồn nhiệt điện than để tiếp tục giảm điện than; Phát triển mạnh điện khí, nhất là điện khí LNG để đảm bảo an ninh năng lượng và tăng khả năng hấp thụ nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo quy mô lớn; Phát triển mạnh mẽ nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, nhất là điện gió và điện mặt trời; Bố trí nguồn điện đảm bảo cân đối vùng miền, tránh truyền tải xa và đảm bảo dự phòng hợp lý ở từng miền.

Bộ trưởng khẳng định, Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và hoàn hiện dự thảo Quy hoạch điện VIII để phù hợp với các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 như mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và Tuyên bố chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế về nguồn vốn ưu đãi rất lớn để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia vừa đóng góp có hiệu quả mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do vậy, đối với các dự án đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương luôn ưu tiên hỗ trợ trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, phù hợp quy hoạch chung, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Sẵn sàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các nước để phát triển năng lượng sạch
Bộ trưởng, Chủ tịch COP 26 Alok Kumar Sharma ghi nhận sự thành công của Việt Nam - quốc gia hàng đầu trong khu vực về phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là thông qua sự phát triển ấn tượng về năng lượng mặt trời và năng lượng gió

Ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong hoạch định Quy hoạch Điện VIII, Chủ tịch Alok Kumar Sharma khuyến khích Việt Nam tham vọng hơn nữa với các mục tiêu về năng lượng tái tạo, tận dụng các điều kiện thiên nhiên ưu đãi.

Không những vậy, Chủ tịch Alok Kumar Sharma cũng ghi nhận sự thành công của Việt Nam - quốc gia hàng đầu trong khu vực về phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là thông qua sự phát triển ấn tượng về năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Chủ tịch Alok Kumar Sharma nhấn mạnh, kết quả báo cáo nghiên cứu do Hội đồng Chuyển dịch năng lượng COP26 (ETC) hỗ trợ thực hiện về khả năng chuyển dịch khỏi các nhà máy điện than không áp dụng các công nghệ giảm phát thải khí nhà kính. Chủ tịch COP26 vui mừng được biết rằng báo cáo này đã được Bộ Công Thương cùng với các cơ quan khác thảo luận trong thời gian gần đây và mời Bộ trưởng cùng tham gia Tọa đàm lần thứ hai của ETC với Việt Nam, dự kiến vào tháng 3 năm 2022.

Mặt khác, phía bạn cũng cho hay nhu cầu tài chính lớn để thực hiện Quy hoạch điện VIII, phù hợp với định hướng của mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 và các nguồn tài chính công và tư nhân có thể huy động nhằm thực hiện cam kết đưa ra tại COP26 để đầu tư vào các dự án hạ tầng xanh. Khuyến khích Việt Nam tích cực tận dụng nguồn lực này.

Bên cạnh đó, khẳng định nguồn tài chính của Vương quốc Anh (UK) và quốc tế nhằm hỗ trợ phát triển lưới điện và hạ tầng xanh, bao gồm thông qua Quỹ Đầu tư Khí hậu (CIF- Climate Investment Fund) do Ngân hàng Thế giới quản lý, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD) và Quỹ tăng trưởng sạch (CGF- Clean Growth Fund) của UK. Ông cho rằng, cần có sự tham gia của khối tư nhân để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sạch cho Việt Nam.

Sẵn sàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các nước để phát triển năng lượng sạch
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng, Chủ tịch COP 26 Alok Kumar Sharma

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, tuyên bố chính trị của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được cụ thể hóa bằng việc sửa đổi Luật Điện lực và được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 1/2022, theo đó, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong từng thời kỳ. Sửa đổi then chốt này mở ra nhiều đổi mới trong thu hút đầu tư, giải tỏa công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh hệ thống điện.

Bộ trưởng cho rằng, sự khẳng định về nguồn hỗ trợ tài chính từ các đối tác quốc tế nói chung và đặc biệt từ Vương quốc Anh sẽ giúp cho Việt Nam có thêm điều kiện để triển khai các mục tiêu đề ra. Bên cạnh nhu cầu về nguồn lực tài chính để phát triển các dự án giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương, Việt Nam cũng rất cần được chia sẻ các hỗ trợ kỹ thuật từ các nước tiên tiến.

Đơn cử như hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để nghiên cứu các kịch bản hạn chế xây dựng các nhà máy nhiện điện than; phát triển với tỷ trọng hợp lý các nhà máy nhiệt điện khí có hiệu suất cao, tính linh hoạt cao; xây dựng lộ trình chuyển đổi, phương án thay thế các nhà máy điện than bằng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phát triển hệ thống lưới điện thông minh, hệ thống tích trữ năng lượng và hệ thống thu hồi, lưu giữ các-bon...

Song song đó là hỗ trợ kỹ thuật, tài chính trong triển khai các hoạt động kiểm soát phát thải khí nhà kính ngành công thương gồm kiểm kê phát thải khí nhà kính, xây dựng và vận hành hệ thống báo cáo, đo đạc và thẩm tra kết quả giảm phát thải khí nhà kính; Hỗ trợ kỹ thuật, tài chính thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho Việt Nam triển khai các cơ chế định giá các-bon theo quy định của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Mặt khác, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để nâng cao năng lực triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh trạnh, điều tiết giá điện, cơ chế mua bán điện trực tiếp; Hỗ trợ kỹ thuật, tài chính thúc đẩy nghiên cứu cơ chế tài chính quốc tế ưu đãi phục vụ quá trình chuyển dịch năng lượng và triển khai các cơ chế hợp tác về giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam cho lĩnh vực năng lượng, công nghiệp.

Sẵn sàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các nước để phát triển năng lượng sạch
Sẵn sàng tiếp cận các nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các nước để phát triển năng lượng sạch

Bộ Công Thương đề nghị Chủ tịch COP26 kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp ngành điện lực Việt Nam tiếp cận được các nguồn tài chính của Anh và quốc tế để phát triển cơ sở hạ tầng ngành điện (lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối) nhằm các mục đích cung cấp khả năng kết nối năng lượng tái tạo, nâng cao độ tin cậy và chất lượng điện năng, giảm tổn thất điện năng, góp phần đạt được các mục tiêu cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ COP26.

“Về phía Bộ Công Thương, chúng tôi sẵn sàng phối hợp với các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính của Vương quốc Anh và quốc tế thúc đẩy các cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực này”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận