Sự phối hợp giữa Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng khác đã tốt hơn

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, đại diện các Bộ, ngành cho rằng công tác phối hợp đã tốt hơn rất nhiều, tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn chưa được như mong muốn. Thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các lực lượng để tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quản lý thị trường đặt mục tiêu trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7 Phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác quản lý thị trường tại Tiền Giang QLTT Hòa Bình luôn nỗ lực giữ ổn định thị trường, bảo vệ người tiêu dùng QLTT Hà Giang tạo khí thế thi đua ngay từ những ngày đầu năm mới 2023

Hai dấu ấn đậm nét của QLTT

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, 2022 là năm đặc biệt đối với toàn lực lượng. Đây là năm kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống lực lượng (3/7/1957-3/7/2022), do vậy toàn lực lượng đã tổ chức chuỗi sự kiện hưởng ứng và để lại nhiều dấu ấn như: lần đầu tiên tổ chức Cuộc thi viết, lần đầu tiên tổ chức giải bóng đá nam toàn lực lượng, phát động trồng 65.000 cây xanh...

Sự phối hợp giữa QLTT và lực lượng chức năng khác đã tốt hơn
Toàn cảnh Hội nghị

Tổng Cục trưởng nhấn mạnh, năm 2022 lực lượng QLTT có 2 dấu ấn đậm nét nhất. Một là, chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra ngày càng tốt, đặc biệt là các vụ việc kiểm tra, xử phạt mang tính đột xuất. Cả năm 2022, toàn lực lượng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất 34.094 vụ, xử lý 33.368 vụ (chiếm 98%). Cùng với đó, công tác kiểm tra định kỳ được duy trì thường xuyên, thanh tra chuyên ngành cũng được chú trọng, quan tâm.

Hai là, trong năm 2022, mặt hàng, lĩnh vực mà lực lượng QLTT kiểm tra, thanh tra rất đa dạng, phong phú, ở hầu hết các mặt hàng.“Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, năm 2022, toàn lực lượng đã tập trung kiểm tra những mặt hàng trọng tâm có nhu cầu tiêu dùng cao như quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc...“, Tổng Cục trưởng thông tin và cho biết, nửa cuối năm 2022, tình hình dịch Covid-19 tương đối ổn định, nền kinh tế vào giai đoạn phục hồi, bứt phá, thời điểm này, hàng hóa cũng được tung ra thị trường nhiều hơn, dẫn tới các hành vi vi phạm cũng gia tăng.“Trong bối cảnh ấy, QLTT trở thành lực lượng tai mắt của ngành Công Thương trong cuộc chiến phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu”, Tổng Cục trưởng nhận định.

Sự phối hợp giữa Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng khác đã tốt hơn
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, năm 2022 lực lượng QLTT có 2 dấu ấn đậm nét nhất, bao gồm chất lượng các cuộc thanh kiểm tra ngày càng tốt và chủng loại các mặt hàng hóa

Dù có nhiều dấu ấn ở 2022, song Tổng Cục trưởng thẳng thắn nhìn nhận, trong năm, công tác phối hợp giữa các Cục QLTT chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, nhất là việc chia sẻ thông tin, giám sát hàng hóa giữa các địa bàn; Một số địa bàn chưa kiểm soát chặt chẽ thị trường, hiệu quả trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm hành chính ở nhiều nơi, đặc biệt là ở một số địa bàn trọng điểm chưa cao, chưa phản ánh hết tình hình thị trường. Đáng buồn hơn, trong quá trình thực thi công vụ, vẫn còn tình trạng công chức vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm...

“Những hạn chế yếu kém này đã ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của lực lượng”, Tổng Cục trưởng nhìn nhận.

Chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên, lãnh đạo Tổng cục QLTT cho rằng, nguyên nhân chủ quan là do trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu các đơn vị; đạo đức công vụ, trình độ nghiệp vụ của bộ phận công chức còn hạn chế chưa theo dõi, sát sao được địa bàn quản lý. “QLTT gần như là cảnh sát khu vực, quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khi đó lực lượng mỏng, địa bàn rộng, dẫn đến chưa kiểm soát hết địa bàn được phân công”, Tổng Cục trưởng thông tin. Về nguyên nhân khách quan, ông Trần Hữu Linh cho rằng, đó là do hạ tầng quản lý chính sách pháp luật còn chồng chéo, gây khó khăn trở, ngại cho quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm...

Với những kinh nghiệm từ năm 2022, bước sang năm mới 2023, dự báo thị trường hàng hóa sẽ còn diễn biến phức tạp, vì vậy lực lượng QLTT sẽ tiếp tục thay đổi cách thức, phương thức làm việc; thực sự là đơn vị nắm đúng thực tiễn thị trường, tham mưu cho Bộ Công Thương, Chính phủ, hướng đến là lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7.

Cùng với đó, trong năm 2023, toàn lực lượng sẽ siết chặt kỷ luật kỷ cương, tiếp tục đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Đối với công tác cán bộ, Tổng Cục trưởng cho biết, sẽ tiếp tục giới thiệu bổ nhiệm luân chuyển cán bộ không phải người của địa phương, nhất là những địa bàn nóng, phức tạp.

"Năm 2023, sau 5 năm lực lượng QLTT hoạt động theo mô hình ngành dọc, Tổng cục sẽ tham mưu, trình Chính phủ ban hành Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục thay thế Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018", Tổng Cục trưởng thông tin.

Sự phối hợp giữa QLTT và lực lượng chức năng khác đã tốt hơn

Đánh giá cao những kết quả đạt được của lực lượng QLTT trong thời gian qua, ông Lê Thanh Hải - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, một trong những ấn tượng của lực lượng trong năm 2022 chính là QLTT ở một số địa phương đã tích cực hiệu quả trong việc phát hiện xử lý các kho hàng bán hàng lậu, hàng nhái. Điển hình như: vụ triệt phá các kho hàng có nhiều dấu hiệu vi phạm ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Tuyên Quang, Bắc Ninh... Tuy nhiên, Chánh Văn phòng 389 cho rằng, việc chống buôn lậu hàng giả muốn tốt được thì phải thông từ ngoài vào trong, cần sự phối hợp giữa các lực lượng.

Sự phối hợp giữa Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng khác đã tốt hơn
Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đề xuất cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các lực lượng để tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

“Trong năm 2022, sự phối hợp giữa các lực lượng trong Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương, nhất là lực lượng QLTT, Hải quan, Biên phòng đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn chưa được như mong muốn. Thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các lực lượng để tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”, ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh.

Sự phối hợp giữa Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng khác đã tốt hơn
Đại tá Nguyễn Văn Hiệp cho rằng, công tác phối hợp giữa hai lực lượng đã tốt hơn, song, hai bên cần có những phương án, kế hoạch trực tiếp phối hợp với nhau ngay từ đầu các vụ việc

Đồng quan điểm, Đại tá Nguyễn Văn Hiệp - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm bộ đội biên phòng cũng chia sẻ, việc phối hợp giữa các lực lượng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là hết sức cần thiết. Nếu không làm tốt công tác phối hợp này thì chỉ đánh đối tượng vác thuê, còn đối tượng chủ mưu cầm đầu thì không thể giải quyết được 1 cách căn cơ.

Chia sẻ về tình hình chống buôn lậu trên biên giới, Đại tá Nguyễn Văn Hiệp cho biết, đối tượng ở trên biên giới thường có quan hệ cấu kết với đối tượng ở trong nội địa. Cụ thể, đối với tuyến biên giới Trung Quốc - Việt Nam, do nước bạn xây dựng tuyến hàng rào rất kiên cố, hoạt động buôn lậu trên biên giới ở tuyến này về cơ bản chấm dứt, nhưng lại nảy sinh ra 1 số gian lận thương mại ở cửa khẩu phía Bắc. Còn tuyến biên giới Việt- Lào, hàng hóa thông thương qua Việt - Lào không nhiều. Trong khi đó, tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, mùa nước đi bằng xuồng, mùa không có nước đi bằng xe máy, ô tô, rất thuận lợi cho đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới với mức độ nhỏ lẻ. Đây cũng là thách thức của các lực lượng chống buôn lậu.

Trên tuyến biển, với hệ thống cảng biển nhiều, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua container rất lớn, đã nảy sinh ra các hoạt động của các đối tượng thành lập công ty ma, dùng công ty giả, giấy tờ giả trong nội địa, sau đó lợi dụng vấn đề quản lý rủi ro về hải quan, luồng xanh, luồng đỏ... để xuất nhập khẩu các lô hàng, trong đó có những lô hàng cấm nhập, kê khai sai để trốn thuế. Thời gian qua, bộ đội biên phòng đã triệt phá nhiều vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại. Trong kết quả tích cực đó, có sự phối hợp với lực lượng QLTT.

Mặc dù đạt những kết quả nhất định, song theo Đại tá Nguyễn Văn Hiệp, sự trao đổi thông tin, cơ chế hành chính quân sự 2 bên nhiều khi chưa được thực chất, đôi khi còn lúng túng trong trao đổi thông tin.

“Công tác phối hợp trực tiếp giữa 2 lực lượng cần có sự đổi mới hơn nữa. Ngoài ra, hai bên cần có những phương án, kế hoạch trực tiếp phối hợp với nhau ngay từ đầu. Đặc biệt, lãnh đạo 2 bên chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp, có báo cáo tổng kết để sự phối hợp đi vào thực chất; cần thành lập các đoàn liên ngành để có sự định hướng chỉ đạo tốt hơn, sát hơn”- Đại tá Nguyễn Văn Hiệp đề xuất.

Sự phối hợp giữa QLTT và lực lượng chức năng khác đã tốt hơn
Ông Nguyễn Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ điều tra chống buôn lậu phát biểu tại Hội nghị

Ông Nguyễn Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho biết rất ấn tượng với những kết quả mà lực lượng Quản lý thị trường đã đạt được, từ những vụ việc mà lực lượng đã phát hiện triệt phá có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người dân, gần đây nhất là vụ kiểm tra phát hiện phụ kiện linh kiên ô tô xe máy lớn ở TP.HCM.

Ông Tuấn cho rằng, về công tác phối hợp, giữa các lực lượng cần phải phối hợp tốt hơn nữa để chủ động phòng ngừa, tiềm ẩn những vi phạm về lý do thông quan hàng hoá, tuồn hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại nổi lên trong năm vừa qua và còn nổi lên trong năm tới với các hình thức tinh vi hơn, nhất là về chuyển phát nhanh và sự nở rộ của thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội. Chúng tôi cũng đã làm việc với văn phòng thường trực ban chỉ đạo 389, Tổng cục QLTT, Cục Thương mại điện tử kinh tế số để rà soát, nắm thông tin về các đối tượng tiềm ẩn những vi phạm trên môi trường này.

Tạp chí Quản lý thị trường sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị...

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng cường kiểm tra, phòng chống vận chuyển, nhập lậu lợn qua biên giới Tây Nam

Tăng cường kiểm tra, phòng chống vận chuyển, nhập lậu lợn qua biên giới Tây Nam

Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan vừa có văn bản đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm phòng chống vận chuyển trái phép lợn qua biên giới Tây Nam.
Ứng phó lũ trên sông Thao, sạt lở đất tại Lào Cai, Yên Bái

Ứng phó lũ trên sông Thao, sạt lở đất tại Lào Cai, Yên Bái

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện gửi UBND các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và các đơn vị liên quan về việc ứng phó với lũ trên sông Thao và nguy cơ gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái.
Phạt hai doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Phạt hai doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thanh tra Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì đã thực hiện các hành vi sai phạm như: Phát tán tin nhắn rác; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo; gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
Trình Quốc hội thông qua chủ trương Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8

Trình Quốc hội thông qua chủ trương Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại kỳ họp thứ 8

Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp

Xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp

Ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 7002/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai ngay flycam phát hiện nguy cơ sạt lở

Phó Thủ tướng chỉ đạo triển khai ngay flycam phát hiện nguy cơ sạt lở

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 101/CĐ-TTg ngày 30/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở tại Hà Giang và ứng phó với nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Trong tháng 10/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; Quy định về hành nghề công tác xã hội...
Xử phạt công ty đăng tải thông tin “Quả báo làng Nủ Lào Cai”

Xử phạt công ty đăng tải thông tin “Quả báo làng Nủ Lào Cai”

Vừa qua, tình hình lũ lụt và cơn bão số 3 có nhiều diễn biến phức tạp gây thiệt hại tại nhiều địa phương. Nhiều người chưa nhận thức đầy đủ ảnh hưởng việc đăng tải, chia sẻ những thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội dẫn đến gây bức xúc dư luận.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận