Tái diễn tình trạng mạo danh cơ quan công an, luật sư... lấy lại tiền bị lừa

Thời gian gần đây, trên không gian mạng tiếp tục xuất hiện liên tục nhiều trang web, bài viết mạng xã hội giả mạo quảng cáo hỗ trợ giúp người dân lấy lại tiền bị lừa đảo.

Đây là thủ đoạn của các đối tượng nhắm vào những người đã từng bị lừa đảo một lần, chúng đánh vào tâm lý hoang mang và mong muốn nhanh chóng lấy lại số tiền đã mất.

Tài khoản giả mạo cơ quan chức năng

Cụ thể, để gây dựng niềm tin, các đối tượng lừa đảo tạo các tài khoản, hội nhóm mạng xã hội Facebook và sử dụng các hình ảnh có thật nhằm mạo danh cơ quan chức năng như Cục An ninh mạng, Học viện Cảnh sát nhân dân hoặc các Văn phòng luật sư uy tín và chạy quảng cáo trên không gian mạng với các nội dung như “Thu hồi tiền treo trên không gian mạng. Chúng tôi nhận hỗ trợ lấy lại tiền cho những ai đã tham gia qua các sàn thương mại online. Làm nhiệm vụ , Shopee, Tiki, Lazada, Thời trang, tuyển mẫu nhí, thu âm, ...v.v đều có thể thu hồi thành công. Cam kết lấy lại được ít nhất 80% số vốn ban đầu….”. Khi có con mồi sập bẫy, chúng sẽ sử dụng các kỹ thuật thao túng tâm lý để thuyết phục và xây dựng lòng tin của nạn nhân trong việc "mất tiền nhưng có thể lấy lại tiền". Thông qua những lời dụ dỗ về việc "đặt cọc" hay "tạo lỗ hở hệ thống" để lấy lại tiền, các đối tượng yêu cầu nạn nhân đóng một khoản tiền dựa trên phần trăm số tiền bị lừa đảo trước đó, ví dụ bị lừa 100 triệu thì cần phải gửi 10 - 20% của số tiền, tức là 10 - 20tr. Thấy số tiền này chỉ là một phần nhỏ trong số tiền bị mất, nhiều người đã nhẹ dạ cả tin chuyển tiền. Tuy nhiên sau khi chuyển thì nạn nhân bị khóa chặn liên lạc, số tiền bị mất lần một không những không lấy lại được mà số tiền chuyển cho các đối tượng nhờ lấy lại tiền cũng bị lừa.

Tài khoản giả mạo Học viện Cảnh sát nhân dân

Ngoài ra, người dân khi liên lạc để được hỗ trợ thì các đối tượng cũng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân gồm: Số tiền đã bị treo; số tài khoản ngân hàng; số căn cước công dân; Họ và tên; Số tài khoản dẫn đến tình trạng các đối tượng lừa đảo thu thập được nhiều thông tin cá nhân của nạn nhân như số tài khoản ngân hàng, họ tên, số căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ email,... từ đó tạo điều kiện cho chác đối tượng thu thập dữ liệu cá nhân và thực hiện các hành vi lừa đảo tiếp theo.

Trước tình hình trên, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người dân: Thường xuyên đọc và nắm bắt các thông tin trên các trang mạng chính thống của các Cơ quan bảo vệ pháp luật và báo đài để kịp thời nhận biết các thủ đoạn phạm tội của các đối tượng. Đề cao cảnh giác, cần kiểm tra, xác minh kỹ các thông tin trên các trang mạng xã hội và không chuyển tiền cho bất cứ ai, vì bất cứ lý do gì nếu chưa xác nhận chính xác người nhận tiền là ai, ở đâu. Nếu đã bị lừa thì lập tức báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất, tuyệt đối không nghe theo hướng dẫn của bất cứ đối tượng nào mạo danh có thể lấy lại tiền giúp nạn nhân mà phải chuyển phí trước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với các cuộc thi tài năng nhí giả mạo trên mạng xã hội Facebook

Cảnh giác với các cuộc thi tài năng nhí giả mạo trên mạng xã hội Facebook

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Đà Nẵng khuyến cáo các phụ huynh nên cảnh giác khi tìm hiểu các thông tin về chương trình, cuộc thi mời chào trên các trang mạng xã hội để tránh bị lừa đảo.
Cảnh báo mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lừa đảo

Cảnh báo mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lừa đảo

Nhiều trang thông tin mạo danh cổng thông tin điện tử của Bộ Công an để tiếp cận các nạn nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của họ, Bộ Công an phải phát thông báo khuyến cáo người dân.
Cảnh báo cuộc tấn công mạng nhằm vào hội đồng y tế Scots để đánh cắp dữ liệu, công bố trên web đen

Cảnh báo cuộc tấn công mạng nhằm vào hội đồng y tế Scots để đánh cắp dữ liệu, công bố trên web đen

Một nhóm tin tặc đã sở hữu quyền truy cập vào số lượng lớn thông tin của bệnh nhân và đội ngũ nhân viên tại bệnh viện NHS Dumfries & Galloway (nay thuộc Scotland, Anh) sau một cuộc tấn công mạng vào thời điểm đầu tháng 3.
Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng trong năm 2023

Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng trong năm 2023

Thông tin trên được Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) chia sẻ tại Hội thảo “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng” vào sáng 13/5.
Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để đấu thầu

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để đấu thầu

Trong số hơn 500 biệt dược gốc, thuốc vừa được Bộ Y tế công bố cấp mới, gia hạn số đăng ký lưu hành, có 68 biệt dược gốc, 414 thuốc sản xuất trong nước đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm (409 thuốc) và 3 năm (5 thuốc).
Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản “hỏi mua xe, yêu cầu cho đi thử, rồi mang xe đi bán”

Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản “hỏi mua xe, yêu cầu cho đi thử, rồi mang xe đi bán”

Cơ quan CSĐT Công an huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá xác minh, làm rõ vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn vờ mua xe yêu cầu cho xem giấy tờ, vờ đi thử sau đó mang đi bán lấy tiền tiêu xài.
Bị lừa hơn 1 tỷ đồng khi đăng ký khóa học “Trại hè Quân đội Nhí 2024” trên mạng

Bị lừa hơn 1 tỷ đồng khi đăng ký khóa học “Trại hè Quân đội Nhí 2024” trên mạng

Để phòng tránh lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận