Tạo động lực “sẵn sàng xuất khẩu” cho các nữ doanh nhân

Dự án SheTrades-UPS Việt Nam giúp nâng cao năng lực của phụ nữ, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia chuyển đổi số, tham gia vào thương mại điện tử.
Doanh nghiệp tham gia mạng phân phối nước ngoài: Kênh xuất khẩu bền vững của hàng hóa Việt Thúc đẩy mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam sang Hải Nam (Trung Quốc) Xuất khẩu gạo dự báo khả quan khi nhiều thị trường lớn đang trở lại Xuất khẩu cà phê tăng mạnh ở 4 thị trường

Nằm trong loạt giải pháp, kế hoạch triển khai hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, ngày 23/2/2023, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Trung tâm thương mại quốc tế (ITC - International Trade Center), đơn vị của tổ chức Liên Hợp quốc (UN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức Hội thảo “Sẵn sàng xuất khẩu” nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nữ làm chủ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.

Tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho rằng, kinh tế Việt Nam có bước phục hồi mạnh mẽ, khá toàn diện, đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2022. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế, cũng như những hạn chế nội tại của nền kinh tế đang trở thành những rào cản lớn, thách thức cho Việt Nam... Điều này đòi hỏi cần có những chính sách, biện pháp kịp thời hơn nữa, để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, nhằm phát triển kinh tế bền vững hơn.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia và thuốc lá
Cục trưởng Vũ Bá Phú cho rằng, dự án SheTrades Việt Nam ra đời với mục tiêu nâng cao năng lực của các doanh nhân nữ, góp phần đưa các doanh nghiệp nữ làm chủ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Cụ thể, đối với lĩnh vực xúc tiến thương mại, theo Cục trưởng Vũ Bá Phú, năm 2022, Cục đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với những hoạt động hội chợ, các chuyến hàng quảng bá sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, cùng những chương trình đào tạo, tập huấn; chương trình truyền thông liên quan đến xúc tiến thương mại.

Đặc biệt, từ tháng 7/2022, Bộ Công Thương tổ chức công tác giao ban xúc tiến thương mại của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức liên quan của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan thực hiện hàng tháng nhằm cung cấp thông tin về thị trường, những chính sách, quy định mới về thị trường và các khuyến nghị kịp thời cho các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, nằm trong loạt giải pháp, kế hoạch triển khai của Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Sẵn sàng xuất khẩu” nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nữ làm chủ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế thông qua dự án SheTrades-UPS Việt Nam.

Thông tin cụ thể về dự án Shetrades, Cục trưởng Vũ Bá Phú cho rằng, dự án SheTrades Việt Nam ra đời với mục tiêu nâng cao năng lực của các doanh nhân nữ, góp phần đưa các doanh nghiệp nữ làm chủ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Dự án SheTrades-UPS Việt Nam khởi động tại Việt Nam với 6 ý nghĩa chính. Trong đó có nâng cao năng lực của phụ nữ, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia chuyển đổi số, tham gia vào thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nữ cũng sẽ tiếp cận nguồn tài chính từ các nhà đầu tư thông qua dự án, tiếp cận thị trường xuất khẩu, phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh doanh xanh bền vững.

“Cục Xúc tiến thương mại thông qua dự án SheTrades-UPS Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp nữ làm chủ nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các sảns phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như nông sản, thủ công mỹ nghệ , thực phẩm, dệt may, dịch vụ...

Cục Xúc tiến thương mại cam kết cùng ITC nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động của SheTrades-UPS Việt Nam, phối kết hợp và hợp tác với các đối tác tiềm năng để mang lại các kết quả thực tiễn”, Cục trưởng Vũ Bá Phú cam kết.

Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia và thuốc lá

Về phía đại diện ITC, điều phối viên Dự án SheTrades-UPS Việt Nam Kritee Sharrma cho biết, ITC nhận thấy các doanh nghiệp nữ tại Việt Nam có khả năng chống chịu kém bởi cú sốc từ bên ngoài, bị ảnh hưởng nhiều nhất trong số các doanh nghiệp do tác động của đại dịch.

Chính vì vậy, sau một năm đi vào hoạt động, SheTrades Việt Nam xác định sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính. Đầu tiên, hỗ trợ cho phụ nữ chuyển đổi số, giúp họ có công cụ nền tảng số hóa tốt hơn, tiếp cận thông tin thị trường thông qua thương mại điện tử, tăng doanh thu.

Đồng thời, dự án sẽ hỗ trợ về dòng tiền đối với các doanh nghiệp thông qua các khóa học đào tạo về tiếp cận nguồn tài chính tín dụng. Cuối cùng, dự án sẽ tổ chức đào tạo cho nữ giới công cụ và áp dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử.

“Tính đến hiện tại, tại Việt Nam, chúng tôi đã đào tạo cho 950 nữ doanh nhân, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn 2,5 triệu USD. Trong đó, chúng tôi tập trung vào các nữ doanh nghiệp trẻ bởi họ là lực lượng lao động trong tương lai nên cần được đào tạo từ bước đầu để có kỹ năng cần thiết phát triển doanh nghiệp”, điều phối viên Dự án SheTrades-UPS Việt Nam Kritee Sharrma chia sẻ.

Tham gia sự kiện với mong muốn đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, bà Đào Thị Lương- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh rau củ quả an toàn- Du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh, bày tỏ: Hợp tác xã có thể tự tin với chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, tuy nhiên sự hiểu biết về hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật để xuất khẩu sản phẩm còn hạn chế. “Chúng tôi mong muốn được dự án, Cục Xúc tiến thương mại hướng dẫn cụ thể hơn để có thể đưa được sản phẩm ra thị trường nước ngoài”, bà Đào Thị Lương mong muốn.

Đến hết năm 2025, Dự án Shetrade và Công ty UPS Việt Nam kỳ vọng có ít nhất 2.000 doanh nghiệp do nữ làm chủ tiếp cận và chuyển đổi số thành công; huấn luyện và tư vấn khả năng tiếp cận thị trường, tạo cơ hội đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp theo chương trình mà hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết; củng cố và xây dựng năng lực cho các tổ chức hỗ trợ thương mại và đầu tư để cung cấp hiệu quả

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận