Thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế của Việt Nam sang Israel

Thực tế cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng hoá, sản phẩm chế biến thành phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam vào thị trường Israel đang có nhiều lợi thế. Đặc biệt với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel được ký kết trong tương lai sẽ mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường này.
Hiệp định thương mại tự do Israel-UAE chính thức có hiệu lực Danh sách các công ty Israel cần tìm đối tác Việt Nam Sổ tay rà soát chính sách nhập khẩu mới của Israel

Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Israel, mặc dù dung lượng thị trường khiêm tốn, với quy mô dân số xấp xỉ 9,7 triệu người, nhưng hoạt động kinh tế và ngoại thương của Israel khá phát triển. Năm 2022, thu nhập đầu người đạt xấp xỉ 55.000 USD; kim ngạch ngoại thương đạt 173 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 67 tỷ USD và nhập khẩu đạt 106 tỷ USD. Hàng năm, Israel có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Israel gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, hàng đầu tư, nhiên liệu xăng dầu, kim cương thô...

Về nhóm hàng tiêu dùng, mỗi năm Israel nhập khẩu đạt 25 tỷ USD, cụ thể bao gồm các mặt hàng như: lương thực thực phẩm, đồ uống các loại, quần áo, giầy dép, nội thất, hàng điện tử, thiết bị điện, hàng gia dụng, dược phẩm….

Là đất nước có đặc trưng tôn giáo và sắc tộc, các doanh nghiệp người Do Thái thường yêu cầu người xuất khẩu phải có chứng nhận Kosher, trong khi các doanh nghiệp người Ả-rập có thể yêu cầu người xuất khẩu phải có chứng nhận Halal, đối với một số chủng loại hàng hóa nhất định, chủ yếu đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Đây là hai loai chứng nhận mang tính chất tôn giáo và thường phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của người nhập khẩu theo từng lần giao dịch hoặc từng lô hàng mua bán.

Nhìn chung, các doanh nghiệp Israel kinh doanh năng động, thích ứng nhanh với biến động thị trường, làm ăn khá bài bản và nghiêm túc, giao dịch nhanh, luôn chủ động tìm kiếm đối tác bạn hàng qua nhiều kênh khác nhau, có nhu cầu đa dạng và sức mua ổn định, khả năng thanh toán cao và cơ bản sòng phẳng, sẵn sàng đặt cọc hoặc trả tiền trước, thích gặp gỡ trực tiếp đối tác bạn hàng và đến tận nơi xem hàng hóa tại nhà máy sản xuất, thường tiếp cận đối tác cung cấp riêng biệt theo nhóm lẻ và tránh đi theo nhóm đông, muốn mua hàng trực tiếp của nhà sản xuất và không muốn qua trung gian.

Quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Israel trong những năm qua phát triển tốt đẹp. Hai bên đã ký Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại vào năm 2004; thành lập Ủy ban liên Chính phủ với các kỳ họp được tổ chức luân phiên tại mỗi nước, góp phần tạo cơ chế thúc đẩy hợp tác trao đổi thương mại. Hai bên đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương và đã trải qua 12 vòng đàm phán. Trao đổi thương mại hai chiều không ngừng tăng nhanh từ 1,58 tỷ USD trong năm 2020 lên 1,89 tỷ USD trong năm 2021 và đạt 2,23 tỷ USD trong năm 2022, tăng 17,85% so với năm trước đó. Trong cán cân thương mại, Việt Nam đang nhập siêu từ Israel do chúng ta nhập khẩu nhóm hàng máy tính, linh kiện và bo mạch điện tử với trị giá lớn; đây là nhóm hàng do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nhập khẩu trong chuỗi hệ thống đa quốc gia của họ để tiến hành, phục vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu trở lại ra thị trường các nước trên thế giới.

Hiện tại, Israel là đối tác thương mại lớn thứ 5 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Trung Đông (sau UAE và Thổ Nhĩ Kỳ). Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước có tính chất bổ sung cho nhau, những mặt hàng Israel cần nhập khẩu cũng là những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam và ngược lại.

Những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu sang Israel đạt trên dưới 780 triệu USD/năm. Cụ thể, năm 2021 xuất khẩu tăng 14,2% so với năm trước đó và năm 2022 xuất khẩu sang Israel đạt 785,7 triệu USD. Xét trên dung lượng thị trường, trị xuất khẩu của Việt Nam sang Israel/quy mô 9,7 triệu dân sở tại đạt tỷ lệ khá cao. Hiện xuất khẩu của Việt Nam đã khôi phục đà tăng trưởng sang thị trường này. Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sang Israel đạt 125,5 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, nếu tình hình thị trường diễn biến thuận lợi, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel trong cả năm 2023 có thể đạt khoảng 850 triệu USD.

Về cơ cấu mặt hàng, mỗi năm có khoảng trên dưới 70 diện mặt hàng các loại của Việt Nam được xuất khẩu sang Israel. Năm 2022, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm có điện thoại di động và linh kiện đạt 293,2 triệu USD, hàng thủy hải sản đạt 80,4 triệu USD (gồm tôm, mực đông lạnh, cá ngừ đóng hộp, cá tra…), nông sản các loại (như hạt điều đạt 59,8 triệu USD, cà phê đạt 24,3 triệu USD, gia vị các loại…), giày dép đạt 92,3 triệu USD, hàng dệt may đạt 32,8 triệu USD. Ngoài ra, còn có các mặt hàng xuất khẩu khác như: hàng điện tử, máy móc thiết bị điện, hàng gia dụng, đồ nhà bếp, nước giải khát, lương thực thực phẩm chế biến sẵn thuộc nhóm hàng khô, bánh kẹo, trái cây chế biến sấy khô và đóng hộp…

Thúc đẩy xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế của Việt Nam sang Israel

Trong năm 2022, điện thoại di động và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng 37,3%. Các mặt hàng còn lại thuộc nhóm hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, quần áo, giày dép, hàng điện tử… chiếm tỷ lệ 62,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Israel. Cà phê, hàng dệt may, giày dép là các mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh từ 20%-50%.

Đối với nhóm hàng thủy hải sản, hàng năm, Israel thuộc trong Top 22 thị trường hàng đầu trong số trên 100 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đáng chú ý, trong năm 2022, xuất khẩu cá ngừ sang Israel đạt 36,63 triệu USD và Israel đứng thứ 4 trong số 10 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam (sau Mỹ, Canada và Nhật Bản); xuất khẩu mực đông lạnh sang thị trường này đạt 23,22 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,7% xuất khẩu mặt hàng này của cả nước và Israel đứng thứ 8 trong số 10 thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc hàng đầu của Việt Nam; xuất khẩu tôm đông lạnh sang Israel đạt khoảng 21 triệu USD và Israel đứng thứ 20.

Các mặt hàng cá ngừ đóng hộp, tôm và mực đông lạnh, cá tra, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, quần áo, giày dép… đã có chỗ đứng ổn định trên thị trường và được người tiêu dùng Israel ưa chuộng, đánh giá cao. Ngoài ra, mặt hàng gạo thơm, hạt dài, loại 5% tấm, đóng bao 5kg; các loại thực phẩm khô, chế biến sẵn, trái cấy chế biến sấy khô hoặc đóng hộp (xoài, chuối, chanh dây, thanh long, dứa), rau củ quả sấy khô, bánh kẹo, nước giải khát các loại... tiếp tục xâm nhập với số lượng và trị giá chưa lớn nhưng bước đầu được phân phối trên thị trường Israel.

Hiện các doanh nghiệp Israel ngày càng quan tâm tới thị trường và đối tác Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp hàng hóa ổn định quan trọng tại châu Á (nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thủy hải sản, lương thực thực phẩm chế biến, nước giải khát, hàng gia dụng, sản phẩm và thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng…) để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu về tình hình cung ứng xăng dầu cho thị trường 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 ngày giảm liên tiếp, đóng cửa giao dịch ngày đầu tuần (22/7), sắc xanh đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thủ tướng yêu cầu cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Thủ tướng yêu cầu cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024 vừa ban hành.
Giá dầu nối dài suy yếu sang tuần thứ hai liên tiếp

Giá dầu nối dài suy yếu sang tuần thứ hai liên tiếp

Chốt tuần, giá dầu WTI giảm 2,94% xuống mức 78,64 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 2,82% về mức 82,63 USD/thùng.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH ngày 18/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin, báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Giảm lần thứ hai liên tiếp, giá xăng về sát 22.000 đồng/lít

Giảm lần thứ hai liên tiếp, giá xăng về sát 22.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước hôm nay (18/7) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 120 đồng.
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua khi giảm tiếp 0,88% về 2.216 điểm.
Bộ Công Thương sẽ cảnh báo sớm với các vụ việc phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương sẽ cảnh báo sớm với các vụ việc phòng vệ thương mại

Việt Nam đang đối mặt với hơn 200 vụ điều tra phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục đưa ra cảnh bảo, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng phó với các vụ điều tra.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận