Thương mại điện tử năm 2022: Tạo xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia dự báo, tiếp đà của những năm trước, năm 2022, thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Chống hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử: Gắn trách nhiệm cho các chủ sàn Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn "nóng" trên thương mại điện tử Quy định mới về thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức nước ngoài

Dưới “sức ép” của COVID-19 đã đưa thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành kênh mua sắm quen thuộc hơn và "cứu" doanh thu cho nhiều đơn vị.

Thái Lan có thị trường thương mại điện tử phát triển khá sớm, tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Đại dịch COVID-19 mặc dù làm chững lại đà tăng trưởng nhưng đã nhanh chóng phục hồi trở lại khi nền kinh tế tái mở cửa.

Cơ quan Phát triển giao dịch điện tử (ETDA) cho biết, giá trị thương mại điện tử của Thái Lan là 3.700 tỷ Baht (khoảng 111 tỷ USD) trong năm 2020, dự báo sẽ tăng lên 4.000 tỷ Baht (khoảng 120 tỷ USD) trong năm nay. Tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi các mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng sau đại dịch COVID-19.

Tại Việt Nam, nhiều sàn thương mại điện tử đã và đang tung ra hàng loạt các chiến dịch khuyến mãi cùng với các hoạt động tương tác dành cho khách hàng nhằm tận dụng thời gian mở cửa trở lại sau những tháng giãn cách vì dịch bệnh.

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực. Tại Việt Nam, cứ 10 người tiêu dùng sẽ có 7 người truy cập kỹ thuật số. Việt Nam dự kiến sẽ có 53 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số vào cuối năm 2021. Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2021 vừa được công bố cũng dự báo nền kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng 31%, đạt giá trị 21 tỷ USD trong năm nay nhờ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng 53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo một nghiên cứu do Google, tập đoàn Temasek của Singapore và hãng tư vấn Bain của Mỹ, công bố vào tháng 11 vừa qua, khu vực Đông Nam Á đã có thêm khoảng 60 - 70 triệu người dùng Internet mới kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, nâng tổng số người dùng Internet lên 440 triệu và đang trở thành một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tổng giá trị hàng hóa từ thương mại điện tử dự báo đạt khoảng 174 tỷ USD vào cuối năm 2021, sẽ tăng lên 360 tỷ USD vào năm 2025.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đánh giá, Covid-19 là chất xúc tác giúp TMĐT phát triển nhanh, mạnh hơn. Hiếm nước nào trong khu vực ASEAN có TMĐT tăng trưởng 2 con số trong đại dịch.

Nếu như năm 2020 là năm người tiêu dùng "làm quen" với giãn cách xã hội, mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc, thì năm 2021 là thời điểm chín muồi để TMĐT bùng nổ, người dùng ngày càng ưa chuộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, với số lượng đơn hàng thanh toán qua ví điện tử tăng gấp 10 lần. Số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, đến nay hơn một nửa dân số Việt Nam đã tham gia mua sắm trực tuyến.

Nhận định về thị trường TMĐT, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, đại dịch làm tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT từ người bán đến người mua rút ngắn lại 1-2 năm so với kế hoạch đến năm 2025. Tốc độ tăng trưởng của TMĐT trong các năm gần đây khoảng 30 - 35%/năm và thời gian tới sau đại dịch sẽ là một bức tranh hoàn toàn thay đổi.

Năm 2021 được coi là một năm thành công của thương mại điện tử Việt Nam góp phần hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản trên các sàn. Giữa tháng 5/2021, khi những đồi vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) đến độ thu hoạch, nhưng thương lái Trung Quốc sang thu mua rất nhỏ giọt do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Điều này khiến người nông dân rất lo lắng, sợ vải không có đầu ra.

Các bộ ngành, địa phương, sau đó đã kết nối với các sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso, Tiki, Lazada, Shopee, Postmart và ngay lập tức các sàn đã đồng loạt mở bán, phân phối vải thiều trên thương mại điện tử.

Việc vải thiều lên "sàn" đã mở ra hướng đi mới trong việc tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân, đồng thời cũng thay đổi thói quen tiêu thụ vải của bà con nông dân và thương lái.

Nếu như mọi năm, việc quản lý của các nhà vườn chủ yếu ghi chép và dựa trên sổ sách, thì năm nay, vải được quản lý bằng bằng mã vạch và tem truy xuất nguồn gốc vì được bán trên các sàn thương mại điện tử.

Cũng nhờ đa dạng các kênh bán hàng, trong đó có kênh online, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ hết 215.000 tấn vải thiều (tăng 50.000 tấn so với kế hoạch, trong đó xuất khẩu 89.300 tấn, còn lại tiêu thụ nội địa) và thu về 6.821 tỉ đồng.

Theo báo cáo hàng năm của "SYNC Southeast Asia" (SYNC Đông Nam Á) của Facebook và Công ty tư vấn Bain & Company (Mỹ), Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỉ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm 2021.

Báo cáo cũng cho biết, Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy các thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên sự chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

"Thương mại điện tử thực sự đã chuyển mình từ một kênh phụ trở thành một phần cốt lõi trong chiến lược tăng trưởng của thương hiệu và nhà bán hàng", ông James Dong, Giám đốc Điều hành Lazada Việt Nam nói.

Thương mại điện tử năm 2022: Tạo xung lực mới cho tăng trưởng kinh tế

3 xu hướng thương mại điện tử năm 2022

Dự báo về thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2022, nhóm chuyên gia của Cổng thông tin thương mại điện tử iPrice cho hay: "Khó có thể nói trước liệu tính bền vững, tính thân thiện với môi trường có trở thành xu hướng chính của năm 2022 hay không?, nhưng chắc chắn nó có tầm quan trọng trong thương mại điện tử trong tương lai".

Trong đó, nhóm chuyên gia của iPrice chỉ ra 3 xu hướng. Thứ nhất, là cá nhân hóa trải nghiệm người mua hàng. Người tiêu dùng đang cần doanh nghiệp thương mại điện tử trợ giúp tìm sản phẩm họ cần, gợi ý phiếu giảm giá, tinh gọn chuỗi cung ứng để rút ngắn thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm chuẩn.

Theo Accenture, 91% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua hàng từ nhãn mà họ nhận diện, ghi nhớ, nơi cung cấp các mặt hàng liên quan và sản phẩm gợi ý phù hợp. Do đó, bên cạnh giữ chân khách hàng thông qua hình thức mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment), làm hài lòng khách hàng thông qua việc cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm một cách nhất quán có thể là xu hướng trong năm sau.

Thứ hai, là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt. Theo Báo cáo của Facebook và Bain & Company, lần đầu tiên tỷ lệ thanh toán tiền mặt (COD) sụt giảm đáng kể từ 60% (năm 2020) xuống còn 42% (năm 2021). Sức hút mạnh mẽ từ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh qua mức tăng sử dụng ví điện tử lên đến 82% và tăng chuyển khoản ngân hàng lên tới 18%.

Thứ ba, là xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng ngày nay ý thức rõ ràng sản phẩm không chỉ cần có chất lượng tốt mà còn phải an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến môi trường sống.

Tính bền vững đã đóng góp một vai trò to lớn và nó cũng đã xâm nhập vào ngành thương mại điện tử. Thêm vào đó, việc đóng gói để vận chuyển vô hình chung tạo ra một lượng chất thải nhiều hơn. Người tiêu dùng quan tâm hơn đến các sản phẩm có quy trình sản xuất, đóng gói và giao hàng mang tính bền vững.

Theo báo cáo từ Facebook, ESG (Các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị) nằm trong top 3 nguyên nhân khiến người tiêu dùng thay đổi lựa chọn thương hiệu. Tại Việt Nam, 97% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho giá trị này, và 86% chia sẻ mức chi thêm cụ thể trên sản phẩm, dịch vụ là 10%.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Sáng 6/11, Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Theo đó, nhiều lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận, như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp; số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định…
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Chiều ngày 27/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của nước này trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp, giao thông vận tải, tư vấn chiến lược.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận