Chống hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử: Gắn trách nhiệm cho các chủ sàn

Dù các lực lượng chức năng đã nỗ lực vào cuộc, nhưng công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trong kinh doanh online nói chung và sàn thương mại điện tử nói riêng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn.
Thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm nghi là hàng giả bán qua livestream tại Thanh Hoá Quản lý thị trường đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng Vụ trên 11.000 m3 cát không nguồn gốc: Siết chặt hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn "nóng" trên thương mại điện tử Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng

Hàng giả, hàng nhái "tràn lan" trên chợ mạng

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) trong cuộc “Đối thoại chuyên đề: Chống hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử” do VNeconomy tổ chức mới đây.

Ông Lê cho rằng, lợi dụng sự phát triển nhanh của thương mại điện tử và phương thức mua bán không tiếp xúc, thanh toán qua internet dễ dàng, nhiều tổ chức, cá nhân tìm mọi cách để trục lợi, do vậy, tình trạng kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng xảy ra trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng rõ rệt.

Thống kê của Bộ Công Thương, trong năm 2021, lực lượng QLTT phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã thực hiện kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... Số tiền xử phạt lên tới hơn 20 tỷ đồng. Dự báo trong 2 - 3 năm tới, tỷ lệ gian lận trên thương mại điện tử sẽ chiếm 50 - 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.

Chống hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử: Gắn trách nhiệm cho các chủ sàn
Năm 2021, lực lượng QLTT phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc

Cũng trong năm 2021, các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử rà soát và gỡ bỏ gần 14.000 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị Covid-19... có dấu hiệu vi phạm trên gần 4.300 gian hàng.

Một thống kê khác của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho thấy, mỗi năm cơ quan này nhận được khoảng 1.500 đơn khiếu nại của người tiêu dùng. Trong đó, 50% số khiếu nại liên quan tới các giao dịch mua bán trên các nền tảng trực tuyến, gồm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ.

Từ thực tế này, thời gian qua, Tổng cục QLTT đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử. Bằng chứng, liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng QLTT thu giữ hàng nghìn sản phẩm hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc bán trên mạng xã hội.

Ngày 6/5, Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã bất ngờ kiểm tra địa điểm kinh doanh do ông Mai Quyết Thắng làm chủ, phát hiện và thu giữ 2.000 bộ quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đáng lưu ý, địa điểm này thường xuyên đóng cửa để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Theo tìm hiểu, cơ sở này chủ yếu kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là shoppee. Tại cơ sở có 4 nhân viên thực hiện việc chốt đơn và đóng gói hàng hóa gửi cho khách hàng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Trung bình mỗi sản phẩm có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Chống hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử: Gắn trách nhiệm cho các chủ sàn
Chống hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử: Gắn trách nhiệm cho các chủ sàn
Một phần hàng hóa thu giữ trong vụ việc kiểm tra, phát hiện điểm kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo trên nền tảng facebook tại Sầm Sơn, Thanh Hóa

Trước đó, vào cuối tháng 4, lực lượng QLTT đã phát hiện một điểm kinh doanh trên nền tảng facebook tại thị xã Sầm Sơn, Thanh hóa, sơ bộ đã tạm giữ gần 13.000 sản phẩm gồm nhiều chủng loại từ giày dép, quần áo, chăn ga gối đệm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Hàng hóa thu giữ kiểm đếm vài ngày vẫn chưa hết. Được biết, có những ngày cơ sở chốt hàng nghìn đơn hàng với nhiều giá trị khác nhau. Từ vài chục nghìn đến hàng triệu đồng/đơn. Doanh số hàng tỷ đồng mỗi tháng.

Ông Nguyễn Đức Lê chia sẻ, thời gian qua, Tổng cục QLTT đã nỗ lực hết sức để bắt kịp xu hướng thời kỳ 4.0, khi nền tảng mạng phát triển chóng mặt. Thương mại điện tử trước đây chỉ là bán hàng trên website của doanh nghiệp, cao hơn là trên các sàn thương mại điện tử. Nhưng hiện nay các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok cũng bán được hàng và đây mới chỉ là bước đầu của nền kinh tế số.

“Chưa kể, mô hình thương mại điện tử không chỉ ở một nơi, mà đa quốc gia, lãnh thổ, lĩnh vực. Như vụ thu giữ ở Thanh Hóa vừa qua, đối tượng sử dụng 2-3 địa điểm, nơi bán hàng riêng, nơi livestream riêng và kho lại ở một chỗ khác. Trong khi rất khó tiếp cận các địa điểm này vì đôi khi đối tượng ở khu vực quân sự có đơn vị chức năng bảo vệ, ra vào rất khó khăn. Hoặc đối tượng sử dụng nhà riêng là nơi tập kết hàng, muốn khám nhà ở là nơi cất giấu theo luật phải có quyết định của chủ tịch UBND cấp quận, huyện”, ông Lê phân tích và cho rằng, mô hình linh động như vậy gây ra khó khăn cho lực lượng QLTT và cơ quan chức năng nói chung. Do đó, công tác đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, xâm phạm bản quyền sẽ gặp nhiều khó khăn trên không gian mạng.

Ông Vũ Anh, Giám đốc chiến lược sàn thương mại điện tử Voso cũng cho rằng, hàng giả, hàng nhái là vấn đề rất nhức nhối của thị trường nói chung và thương mại điện tử nói riêng.

Thực tế hiện các sàn thương mại điện tử cố chạy theo mục tiêu mở rộng thu hút được nhiều người bán trên đó nên chưa chặt chẽ trong các khâu kiểm soát, xác minh các loại hàng hóa. Điều này tạo ra tình trạng trong số các hàng hóa đưa lên sàn có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái.

Chủ sàn phải chịu trách nhiệm với hàng hóa

Theo Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Nguyễn Đức Lê, để công tác đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu trên các nền tảng thương mại điện tử đạt được hiệu quả cao cần rất nhiều yếu tố.

Với riêng lực lượng QLTT, cần được đào tạo thêm để có thể phát hiện, nhận diện được ngay các sản phẩm vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử. Bên cạnh đó, vai trò của các chủ sàn thương mại điện tử, nhà cung cấp nền tảng kinh doanh cần được thể hiện rõ hơn, còn hiện nay chủ yếu mới chỉ là theo dõi đơn hàng.

Một vấn đề bức xúc cho người tiêu dùng nữa là việc khiếu nại với sàn thương mại điện tử cũng còn bất cập, do khi xảy ra khiếu nại khách hàng thường không được sàn giải quyết hoặc nếu có giải quyết thì rất chậm. Do đó, nếu các sàn thương mại điện tử làm tốt hơn khâu này thì không chỉ vừa bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà còn góp phần vào công tác chống hàng hóa nhập lậu, hàng kém chất lượng...

Chống hàng giả, hàng nhái trên thương mại điện tử: Gắn trách nhiệm cho các chủ sàn
Để kiểm soát hàng giả hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử, cần gắn trách nhiệm cho các chủ sàn

Trong khi đó, ông Vũ Anh cho rằng, thực tế các sàn thương mại điện tử đang cố chạy theo mục tiêu mở rộng thu hút được nhiều người bán trên đó. Chính vì thế nên các sàn làm chưa chặt chẽ khâu kiểm soát, xác minh chủng loại hàng hóa. Điều này tạo ra tình trạng trong số các hàng hóa đưa lên sàn có rất nhiều mặt hàng giả, hàng nhái. Thêm vào đó, vẫn còn tình trạng mặc dù không phải là hàng giả hàng nhái nhưng tiêu chuẩn chất lượng một số mặt hàng không đảm bảo, gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng.

Để kiểm soát hàng giả hàng nhái trên thương mại điện tử, theo ông Vũ Anh, khi các đối tác đưa sản phẩm hàng hóa lên sàn bán, điều đầu tiên phải làm là mã số thuế, các thông tin của doanh nghiệp bán hàng phải đầy đủ. Trước thông tin hàng giả, hàng nhái tràn lan, chúng tôi có các công cụ như eKYC, có chứng minh thư nhưng vẫn phải chụp ảnh... xác minh thông tin từ người bán.

"Đối với vấn đề tiêu chuẩn hàng hóa, các sàn cũng nên hợp tác, phối hợp với các đơn vị truy xuất nguồn gốc, hoặc các tổ chức tiêu chuẩn chất lượng… để xác minh đúng tiêu chuẩn và nguồn gốc hàng hóa", ông Vũ Anh khuyến nghị.

Theo Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025 (Kế hoạch 888), Tổng cục QLTT đặt mục tiêu cụ thể hàng năm để đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm bản quyền hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ không những ở thương mại truyền thống mà cả không gian thương mại điện tử.

"Chúng tôi đặt ra mục tiêu như phải ký cam kết với các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki… để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các tổ chức cá nhân có hành vi đưa lên sàn để bán các sản phẩm nhập lậu, hàng giả…. Đối với thương mại truyền thống, chúng tôi tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo địa bàn, dù có bán phương thức nào vẫn phải có hàng hóa, tập kết ở đâu lực lượng quản lý thị trường ở địa bàn đó phải có trách nhiệm theo dõi kịp thời", ông Nguyễn Đức Lê cho biết.

Ngoài ra, Tổng cục QLTT cũng kết hợp với các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Biên phòng, Công an... để trao đổi thường xuyên hơn thông tin về hàng giả hàng nhái.

Cùng với đó, kết hợp các hiệp hội, cơ quan báo chí để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng trong việc báo cáo các trường hợp vi phạm để cơ quan chức năng kịp thời xử lý và ngăn chặn.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quảng Bình: Phát hiện xe ô tô tải vận chuyển gần 1.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Quảng Bình: Phát hiện xe ô tô tải vận chuyển gần 1.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu

1.490 bao thuốc lá điếu hiệu ESSE Lights do Hàn Quốc sản xuất và 05 cục nóng, 05 cục lạnh điều hòa nhập lậu vừa bị Đội QLTT số 7 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình phát hiện, kiểm tra và thu giữ.
Bắc Ninh: Phạt hành chính 70 triệu đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa là thực phẩm nhập lậu trị giá hơn 80 triệu đồng

Bắc Ninh: Phạt hành chính 70 triệu đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa là thực phẩm nhập lậu trị giá hơn 80 triệu đồng

Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thực phẩm.
Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã trao 1.000 suất quà là chăn ấm và 1.500 đầu sách cho học sinh và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Tổng cục Quản lý thị trường: Trao quà hỗ trợ học sinh, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Tĩnh

Tổng cục Quản lý thị trường: Trao quà hỗ trợ học sinh, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Tĩnh

Nằm trong chuỗi chương trình “an sinh xã hội”, sáng ngày 26/5/2023 đoàn công tác của Tổng cục Quản lý thị trường do Tổng Cục Trưởng Trần Hữu Linh làm trưởng đoàn phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Cẩm xuyên trao quà cho học sinh, gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại xã Cẩm Duệ và trường THCS Đại Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Bản tin quản lý thị trường ngày 26/5/2023

Bản tin quản lý thị trường ngày 26/5/2023

Tổng cục Quản lý thị trường trao quà cho người dân vùng khó khăn; Tiền Giang phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trong kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; ngăn chặn hàng trăm sản phẩm nhập lậu... đây là những bản tin đáng chú ý được báo chí phản ánh trong ngày 26/5/2023.
Kết thúc thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố

Kết thúc thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 tỉnh, thành phố

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 25/5/2023 về việc kết thúc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5

Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5

Xác minh việc một cửa hàng xăng dầu bị tố gian lận, bơm nối số; Ngăn chặn kịp thời 1,5 tấn chân lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ; QLTT Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023... đây là những bản tin nổi bật được báo chí đăng tải trong các bản tin ngày 25/5/2023.
Hôm nay Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Hôm nay Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Hôm nay (25/5), Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; thảo luận tại hội trường dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi)...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Lấy nhu cầu thị trường làm định hướng cho sản xuất, xuất khẩu gạo

Lấy nhu cầu thị trường làm định hướng cho sản xuất, xuất khẩu gạo

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ giới trẻ

Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ giới trẻ

TP. HCM: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm đồ chơi, đồ dùng trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ

TP. HCM: Tạm giữ gần 3.500 sản phẩm đồ chơi, đồ dùng trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Tổng cục Quản lý thị trường: Góp phần xây dựng và lan tỏa văn hóa đọc sách tại Hà Tĩnh

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường giám sát, tạo chuyển biến trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Tăng cường giám sát, tạo chuyển biến trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả

Bản tin quản lý thị trường ngày 26/5/2023

Bản tin quản lý thị trường ngày 26/5/2023

Siết buôn lậu qua đường hàng không

Siết buôn lậu qua đường hàng không

Đoàn Kiểm tra, khảo sát Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương làm việc tại Tổng cục QLTT

Đoàn Kiểm tra, khảo sát Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương làm việc tại Tổng cục QLTT

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước;  Lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng bộ Công thương,  các Đảng bộ trực thuộc đối với quá trình phát triển

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước; Lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng bộ Công thương, các Đảng bộ trực thuộc đối với quá trình phát triển

Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La

Định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững tỉnh Sơn La

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2023

Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5

Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5

QLTT Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023

QLTT Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong Tháng hành động về an toàn thực phẩm 2023