Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng

Ngày 4/4, Đội QLTT số 1 chủ trì phối hợp với Đội QLTT số 13, Cục QLTT Hà Nội đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh linh phụ kiện điện thoại tại địa chỉ 141 Lạc Long Quân, Nghĩa Đô, Cầu Giấy Hà Nội và thu giữ trên 11.200 sản phẩm sạc điện thoại, ipad giả mạo nhãn hiệu.
QLTT TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây mua, bán kit test lớn nhất từ trước đến nay Triệt phá cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả với quy mô lớn tại Hải Dương Ninh Thuận: Ra quân triệt phá hàng lậu, hàng giả, bảo vệ thị trường dịp cuối năm Kho đồ chơi Trung Thu trên 300m2 bị triệt phá tại Nam Định

Ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, sau thời gian trinh sát, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng QLTT đã đột kích kiểm tra và phát hiện cơ sở kinh doanh Đức Hải, địa chỉ 141 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đang lắp ráp, gia công hàng chục ngàn sản phẩm là sạc điện thoại, ipad in thương hiệu Samsung. Đáng chú ý, toàn bộ bo mạch, vỏ sạc dùng để lắp ráp là hàng trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ.

Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra vụ việc

Trao đổi với phóng viên ngay tại hiện trường, ông Nguyễn Ngọc Thắng (sinh năm 1983), chủ cơ sở kinh doanh cho biết, toàn bộ số bo mạch, vỏ sạc được thu mua trôi nổi trong các hội, nhóm trên nền tảng mạng xã hội facebook hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử.

“Chỉ cần vào facebook, hoặc lên google gõ các từ khóa như “Phế liệu điện tử”, “Bo mạch điện thoại”, “Sỉ phụ kiện điện thoại”… hàng loạt các hội nhóm, website hiện ra cho mình lựa chọn. Tại các địa chỉ này, tôi mua hàng theo cân (kg), cần số lượng bao nhiêu cũng có”, ông Nguyễn Ngọc Thắng cho hay.

Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng thu giữ trên 11.200 sản phẩm sạc điện thoại, ipad giả mạo nhãn hiệu

Theo ghi nhận của phóng viên, tại thời điểm lực lượng chức năng ập vào kiểm tra, có 3 nhân viên đang sử dụng các thiết bị, công cụ, máy móc thô sơ để gia công, lắp ráp các bo mạch vào các vỏ sạc điện thoại, ipad. Mỗi một sạc điện thoại thành phẩm, cơ sở bán ra với giá từ 25.000 đến 30.000 đồng thông qua hình thức bán trực tiếp hoặc bán online trên các nền tảng mạng xã hội.

Đáng chú ý, cơ sở này còn thu các bo mạch đã hỏng sau đó về sửa chữa, gia công, lắp ráp, hô biến thành hàng mới, chính hãng.

Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Chủ cơ sở kinh doanh cho biết, toàn bộ số bo mạch, vỏ sạc được thu mua trôi nổi trong các hội, nhóm trên nền tảng mạng xã hội facebook hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử

Có mặt tại hiện trường, đơn vị được Samsung ủy quyền cho biết, nhìn bằng mắt thường, từ bo mạch đến vỏ sạc đều không phải hàng chính hãng, tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải kiểm tra, xác minh và có thông tin chính thức đến các cơ quan chức năng.

Qua quá trình kiểm đếm, lực lượng QLTT Hà Nội đã thu giữ 11.265 sản phẩm sạc pin các loại là hàng trôi nổi, hàng giả mạo nhãn hiệu Samsung.

Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Tại thời điểm kiểm tra, nhân viên ở cơ sở đang sử dụng các thiết bị, công cụ, máy móc thô sơ để gia công, lắp ráp các bo mạch vào các vỏ sạc điện thoại, ipad... hô biến thành sạc Samsung chính hãng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Mỗi chiếc sạc thành phẩm được chủ cơ sở bán ra thị trường với giá 25.000-30.000 đồng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng
Lực lượng chức năng tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên và xử lý theo quy định của pháp luật

Theo ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội QLTT số 1, Cục QLTT thành phố Hà Nội, việc lắp ráp, gia công các loại sạc từ những linh kiện, thiết bị trôi nổi trên thị trường hết sức nguy hiểm cho người dùng, dễ gây cháy nổ và nhiều hệ lụy khác.

Có mặt tại hiện trường, Phó Cục trưởng Cục QLTT thành phố Hà Nội Trần Việt Hùng cũng khuyến cáo, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện thoại hay các hàng điện tử khác, người dùng cần lựa chọn mua hàng ở những cơ sở địa chỉ kinh doanh uy tín, tránh mua trôi nổi trên mạng xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạm giữ hơn 100 vợt Pickleball không rõ nguồn gốc và nhập lậu

Tạm giữ hơn 100 vợt Pickleball không rõ nguồn gốc và nhập lậu

Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện và tạm giữ 103 cây vợt Pickleball và 100 quả bóng Pickleball không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 100 triệu đồng.
Giám sát hàng hóa, dịch vụ tại sự kiện Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Giám sát hàng hóa, dịch vụ tại sự kiện Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Các Đội QLTT phối hợp với các ngành chức năng thực hiện việc giám sát và cho ký cam kết đối với 30 điểm kinh doanh trong Hội chợ Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024.
Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động TMĐT cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động TMĐT cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trong hai tuần đầu tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho 200 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường.
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi tổng kết Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn thành kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, chuẩn bị xây dựng cho Kế hoạch kiểm tra định kỳ trong năm 2025.
Kiên Giang: Xử lý 04 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Kiên Giang: Xử lý 04 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Đội QLTT số 7 kiểm tra, xử phạt 04 hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa (phụ tùng xe máy) giả mạo nhãn hiệu (Honda, Yamaha) với tổng số tiền 24 triệu đồng.
Giám sát Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024

Giám sát Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024

Nhằm để đảm bảo cho người dân tham quan, mua sắm hàng hóa tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính tại Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới – Đồng Tháp năm 2024 được diễn ra từ ngày 13 tháng 11 năm 2024 đến ngày 17 tháng 11 năm 2024 trên địa bàn thành phố Hồng Ngự theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Tiền Giang: Xử lý 01 trường hợp đăng quảng cáo, bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tiền Giang: Xử lý 01 trường hợp đăng quảng cáo, bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QLTT số 4 xử phạt hộ kinh doanh vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử số tiền 8 triệu đồng.
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình: Hoàn thành 100% Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình: Hoàn thành 100% Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình vừa hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, phát hiện và xử lý 88 cơ sở vi phạm với tổng số tiền xử phạt 267 triệu đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận