Truyền thông góp phần lan toả thông điệp bảo vệ môi trường

Xác định truyền thông có vai trò quan trọng trong việc lan toả thông điệp về bảo vệ môi trường, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mục tiêu bảo vệ môi trường ngành Công Thương nói riêng, bảo vệ môi trường sống nói chung, góp phần vào những nỗ lực chung của quốc gia và nhân loại.
Chính thức phát động Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường ngành Công Thương năm 2023 Phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương Tiếp tục đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Nhất quán trong chỉ đạo, điều hành về công tác bảo vệ môi trường

Thế giới hiện nay đang đối diện với vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, với các hệ quả như sự nóng lên của Trái Đất, biến đổi khí hậu, băng tan… Cùng với sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt, Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có mức ô nhiễm đáng báo động.Vì vậy, hơn lúc nào hết, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được đặt lên hàng đầu với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường được thể hiện xuyên suốt qua các kỳ đại hội. Theo đó, Đảng và Chính phủ luôn nhất quán chủ trương phát triển: KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG LẤY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. Quán triệt tinh thần đó, Bộ Công Thương xác định, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn và xuyên suốt của quốc gia nói chung và của ngành Công Thương nói riêng. Nhiều năm qua, Lãnh đạo Bộ Công Thương luôn sát sao chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ quán triệt tinh thần sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường, tăng trưởng phải đi đôi với phát triển bền vững.

Hàng năm, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức hàng trăm sự kiện về môi trường, có hàng nghìn bài viết và phóng sự được các nhà báo, phóng viên đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi bài viết, mỗi thước phim tư liệu đã góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường.

Truyền thông góp phần lan toả thông điệp bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn và xuyên suốt của quốc gia nói chung và của ngành Công Thương nói riêng (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ ưu tiên bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện công tác truyền thông; các cơ quan báo chí thuộc Bộ tăng tần suất phát sóng, tăng số lượng trang in, bài viết, nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thông về bảo vệ môi trường. Từ những chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ đến triển khai thực hiện ở các đơn vị đều có sự nhất quán, đồng bộ và từng bước đạt kết quả tốt, có nhiều chuyển biến tích cực.

Nối tiếp thành công của “Cuộc thi viết về bảo vệ môi trường ngành Công Thương” tổ chức lần đầu vào năm 2016, năm 2023, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức Cuộc thi nhằm lan toả thông điệp bảo vệ môi trường trong toàn Ngành Công Thương. Tại Lễ phát động, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Cuộc thi góp phần tổng kết những kết quả đạt được, lan toả, tôn vinh những kinh nghiệm, mô hình, sáng kiến, ý tưởng hữu ích, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương thông qua các tác phẩm báo chí, truyền thông.

Truyền thông góp phần lan toả thông điệp bảo vệ môi trường
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Lễ phát động Cuộc thi "Bảo vệ môi trường ngành Công Thương" năm 2023

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cho các đơn vị và doanh nghiệp để tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Chủ động triển khai nhiều hoạt động truyền thông về môi trường

Là đơn vị tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương trong lĩnh vực môi trường ngành Công Thương, nhiều năm qua, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (ATMT) luôn tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương. Cụ thể, Cục ATMT đã phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài Bộ xây dựng và triển khai chương trình truyền thông môi trường theo đúng định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Công Thương. Năm 2022, Cục và các cơ quan truyền thông thuộc Bộ tập trung vào các nội dung phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ Công Thương trong công tác bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn và phát triền ngành công nghiệp môi trường…

Truyền thông góp phần lan toả thông điệp bảo vệ môi trường
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành hoá chất do Cục ATMT tổ chức năm 2022

Cục đã xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền các chính sách, văn bản pháp luật về môi trường cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp ngành Công Thương thông qua các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn; trong đó, tập trung nâng cao năng lực về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao hiện nay như khoáng sản, ngành điện, hoá chất, sản xuất thép...

Truyền thông góp phần lan toả thông điệp bảo vệ môi trường
Bộ Công Thương treo banrol tại trụ sở hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Cục ATMT là đầu mối của Bộ định kỳ tổ chức các chương trình, hoạt động hưởng ứng các sự kiện, ngày lễ môi trường Việt Nam và thế giới; Đăng tải tin bài, clip hình ảnh về môi trường ngành Công Thương trên website Cục; Treo Banrol, đăng tin bài, gửi công văn phát động các đơn vị hưởng ứng sự kiện, ngày lễ môi trường như Ngày môi trường thế giới, Ngày Đất ngập nước, Tuần lễ quốc gia vệ sinh môi trường, Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển hải đảo Việt Nam; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022…; Xây dựng các tin bài, clip tọa đàm, hội thảo, phóng sự về các hoạt động bảo vệ môi trường ngành Công Thương đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí, báo in, báo điện tử của Bộ Công Thương và phát sóng trên chuyên mục Truyền hình Công Thương trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của các kênh truyền thông thuộc Bộ

Là những cơ quan truyền thông trực thuộc Bộ, sở hữu số lượng độc giả rất lớn trong cả nước, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương, Truyền hình Công Thương, Cổng TTĐT Bộ Công Thương thời gian qua đã phát huy thế mạnh riêng của từng kênh, đồng thời, phối hợp chặt chẽ với nhau, với Cục ATMT cũng như với các đơn vị thuộc Bộ để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị: Đẩy mạnh truyền thông về bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Theo đó, chất lượng các sản phẩm ngày càng nâng cao, nội dung hấp dẫn, hình thức đa dạng, phong phú (gồm phóng sự truyền hình, video clip, bài viết, thư viện ảnh, hệ thống văn bản pháp luật…), có sức lan toả rộng lớn. Trong đó, nhiều bài viết, phóng sự có lượt truy cập cao, được các cơ quan báo chí ngoài Bộ khai thác lại và tiếp tục lan toả.

Nếu như Cổng TTTĐT Bộ Công Thương phát huy vai trò là kênh thông tin chính thức của Bộ trên môi trường internet, đăng tải nhiều bài viết giới thiệu chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan về lĩnh vực bảo vệ môi trường… thì Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương phát huy vai trò của cơ quan ngôn luận, nghiên cứu của Bộ Công Thương và để lại dấu ấn trong những bài viết nhiều kỳ, phóng sự chuyên sâu, thể hiện góc nhìn đa chiều của chuyên gia, doanh nghiệp và người dân… Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến vai trò hiệu quả của Truyền hình Công Thương phát huy thế mạnh của kênh truyền hình với những góc quay sống động, thực tế và hấp dẫn, phản ánh trực diện bức tranh đa dạng của công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương.

Các cơ quan truyền thông của Bộ tập trung xây dựng các bài viết, phóng sự nhằm tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường nói chung và của ngành Công Thương nói riêng; Biểu dương những điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả của các địa phương, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ngành Công Thương; Phổ biến kiến thức, giới thiệu công nghệ tiên tiến, hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó gắn với các chương trình phát triển kinh tế xanh, sử dụng năng lượng (than, điện, xăng dầu) tiết kiệm, hiệu quả; Phản ánh những khó khăn, thách thức, những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương; Nâng cao nhận thức, ý thức và hiệu lực, hiệu quả thực thi các chính sách, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương...

Xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường mọi lúc, mọi nơi

Để giải quyết các thách thức về môi trường hiện nay cần có sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ và chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Để làm được điều đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo thành phong trào rộng khắp, từ đó, tạo thành thói quen và trở thành nét đẹp văn hóa trong bảo vệ môi trường.

Truyền thông góp phần lan toả thông điệp bảo vệ môi trường
Đoàn viên thanh niên Bộ Công Thương hào hứng tham gia dọn dẹp vệ sinh quanh trụ sở Bộ

Thời gian qua, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương tổ chức thành công Cuộc thi "Công sở văn minh, xanh - sạch - đẹp"; Thực hành tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; Chương trình đổi giấy vụn lấy cây xanh để bàn… được đông đảo các đoàn viên, thanh niên trong Bộ hưởng ứng sôi nổi và trở thành nét đẹp nơi công sở. Từ những phong trào đó, đoàn viên thanh niên Bộ Công Thương đã phát huy vai trò thanh niên xung kích, là những tuyên truyền viên sôi nổi, nhiệt huyết để lan toả những thông điệp môi trường đến với mỗi đồng nghiệp, mỗi thành viên trong chính gia đình, khu phố của mình, từ đó, nâng cao nhận thức của mỗi người trong cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường, góp phần gìn giữ cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

Để góp phần bảo vệ môi trường ngành Công Thương, vai trò của các doanh nghiệp rất lớn, vì vậy, công tác truyền thông cần chú trọng hướng đến đối tượng doanh nghiệp. Xác định được điều đó, các cơ quan truyền thông của Bộ thời gian qua đã chung tay lan toả thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường, giúp các doanh nghiệp đồng tình, hưởng ứng với các chủ trương, chính sách về môi trường của Chính phủ và các Bộ, ngành; từ đó, không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng các giải pháp mới để đảm bảo giữ vững môi trường xanh. Thực tế đã chứng minh, bảo vệ môi trường chính là lời giải cho sự tồn vong, thịnh suy của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu Lãnh đạo của doanh nghiệp nào nhận thức và có quyết sách đúng đắn để bảo vệ môi trường, coi đây là văn hoá của doanh nghiệp, doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Như vậy, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay và hướng ứng mạnh mẽ của toàn ngành Công Thương, của cả cộng đồng xã hội và nhân loại. Trong công tác bảo vệ môi trường, cơ quan truyền thông, báo chí giữ vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu để tuyên truyền các chính sách về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân, vì một tương lai vững bền.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 5

Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 5

Đối thoại An ninh Năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 5 và các sự kiện bên lề đã diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 năm 2024 tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức luân phiên giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kể từ năm 2018.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý và người lao động công tác tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Công Thương - những người mang sứ mệnh “trồng người” vẻ vang và cao cả lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Tạp chí QLTT xin đăng tải toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng:
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực Châu Mỹ

Ngày 18/11, theo giờ địa phương tại thành phố Rio de Janeiro - Brazil, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại và Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Mỹ.
Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc cung cấp năng lượngphục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân; cụ thể là cần phải xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống và cung cấp điện như thế nào để sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng với điều kiện an toàn, ổn định.
Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, ngày 29 tháng 10 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 8645/BCT-CT yêu cầu các Đơn vị thuộc Bộ và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14.11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.600 đồng/lít.
Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục phục hồi tích cực

Trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,9%; nhập khẩu tăng 16,8%.
Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận