Ưu tiên các giải pháp phòng ngừa trong chống hàng giả

Khẳng định quan điểm, trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải ưu tiên việc phòng ngừa, do đó, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh, trong năm 2023 và những năm tiếp theo, thay vì kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, lực lượng QLTT cả nước sẽ chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, đặt mục tiêu trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động 24/7.
Hơn 2.000 sản phẩm tại gian trưng bày nhận diện “Hàng thật – hàng giả” QLTT TP. Hồ Chí Minh: Nắm chắc tình hình, bám sát địa bàn, ngăn ngừa vi phạm Tiền Giang: Chú trọng kiểm tra các mặt hàng trọng tâm, giữ thị trường ổn định Thái Nguyên: Thị trường ổn định, không phát hiện các vi phạm nổi cộm trong nửa đầu năm Các bạn nhỏ thích thú trải nghiệm Tuần lễ nhận diện sách và đồ chơi thật-giả Chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần sự phối hợp của nhà nước, nhà sản xuất và nhà tiêu dùng

Vấn nạn hàng giả gây xói mòn sức sản xuất trong doanh nghiệp

Tại Tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ” do Tạp chí Công Thương tổ chức mới đây, các chuyên gia đều cho rằng, phương thức thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi và luôn thay đổi. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang gây xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp.

Tham dự Tọa đàm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Trần Hữu Linh cho rằng, từ giữa năm 2022 khi dịch Covid-19 có dấu hiệu dừng hẳn thì vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bắt đầu sôi động trở lại và một năm vừa qua, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường luôn được lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) cả nước chú trọng.

Ưu tiên phòng ngừa trong công tác đấu tranh, chống hàng giả
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh tham dự Tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ”

Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát, Tổng Cục trưởng cho rằng, các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền được thể hiện trong 3 khía cạnh. Thứ nhất, đối với các vấn đề về thương hiệu và nhãn hiệu của sản phẩm. Thứ hai là chủng loại sản phẩm bị làm giả, xâm phạm quyền. Thứ ba là phương thức kinh doanh sản phẩm hàng giả, hàng xâm phạm quyền.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh phân tích, đối với các vi phạm liên quan đến thương hiệu và nhãn hiệu, có thể nói trong vòng một năm trở lại, QLTT kiểm tra và phát hiện nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng ở trong và ngoài nước.

“Từ những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như bột ngọt Ajinomoto, mỳ tôm Hảo Hảo đến sản phẩm dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm của P&G, đồ chơi trẻ em của Lego, mặt kính bếp từ của Đức... bị làm giả rất nhiều tại thị trường Việt Nam”, Tổng Cục trưởng chỉ rõ và cho biết, một năm trở lại đây, Tổng cục QLTT liên tiếp nhận được yêu cầu và đề nghị phối hợp của các Tập đoàn, tổ chức lớn ở nước ngoài về công tác phối hợp, ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Trong vòng 1 tháng, Tổng cục QLTT đã 2 lần làm việc với đại diện của Tập đoàn Lego và các đơn vị liên quan về vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm Lego ở thị trường Việt Nam”, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh dẫn chứng và khẳng định, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thiệt hại đầu tiên chính là người tiêu dùng. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

"Sử dụng các sản phẩm bị làm giả ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp; nguy hiểm nhất là làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp khi phải cạnh tranh với hàng giả. Hàng giả vừa rẻ, người dân thì vẫn thỏa hiệp trong việc mua hàng giả. Do vậy thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đang bị chịu nhiều thiệt thòi đối với vấn nạn hàng giả như hiện nay", Tổng Cục trưởng phân tích.

Trong khi đó, ở trong nước, nhiều mặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến thực phẩm, đồ ăn, thức uống, quần áo, mỹ phẩm... cũng bị làm giả rất nhiều. Minh chứng, trong 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, phát hiện hàng ngàn vụ vi phạm liên quan đến hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Ở góc độ thứ hai, liên quan đến sản phẩm bị làm giả, người đứng đầu lực lượng cho rằng, hàng hóa bị làm ở tất cả các chủng loại, mặt hàng. Trước, chúng ta thấy hàng giả thường xảy ra ở những mặt hàng thời trang, quần áo, mỹ phẩm... thì nay, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng... cùng bị làm giả rất nhiều.

“Đầu tháng 6 vừa qua, Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp, ngăn chặn kịp thời một cơ sở sản xuất chuẩn bị đưa ra thị trường 12.000 sản phẩm thực phẩm chức năng giả. Để đánh lừa người tiêu dùng, các đối tượng đã sử dụng tem chống hàng giả nghi bị làm giả để dán lên bao bì”, Tổng Cục trưởng thông tin và cho rằng, hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng.

Liên quan đến phức thức, thủ đoạn, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, hàng giả đến từ nguồn nhập lậu từ các nước có đường biên giới với Việt Nam và hàng giả được sản xuất ngay chính trong nội địa.

“Phương thức, thủ đoạn sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền của các đối tượng rất tinh vi và luôn thay đổi, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường”, Tổng Cục trưởng chia sẻ.

Ưu tiên phòng ngừa trong công tác đấu tranh, chống hàng giả
Phương thức, thủ đoạn sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền của các đối tượng rất tinh vi và luôn thay đổi, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Song cũng theo người đứng đầu lực lượng QLTT, 2,3 năm trở lại đây, bên cạnh những tác động tích cực thì thương mại điện tử đã và đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các đối tượng lợi dụng, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra gần 3.000 vụ liên quan đến hàng giả và xử phạt gần 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn là con số khiêm tốn, số liệu này chưa đủ để minh họa hết được sự nguy hiểm của vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường Việt Nam.

Ưu tiên các giải pháp phòng ngừa trong chống hàng giả

Khẳng định quan điểm, trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải ưu tiên việc phòng ngừa, do đó, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh, trong năm 2023 và những năm tiếp theo, thay vì kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, lực lượng QLTT cả nước sẽ chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, đặt mục tiêu trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động 24/7.

Bởi theo người đứng đầu lực lượng QLTT, việc kiểm tra của lực lượng QLTT hay các lực lượng chức năng như Công an, Hải quan… chỉ là phần ngọn, khi thấy có dấu hiệu thì đi kiểm tra. Bên cạnh đó, các chủ thể, từ người bán, người sản xuất cho đến người tiêu dùng là người mua hàng đều phải có trách nhiệm trong cuộc chiến chống hàng giả. Do vậy, cần phải ưu tiên những giải pháp mang tính phòng ngừa.

Ưu tiên phòng ngừa trong công tác đấu tranh, chống hàng giả
Trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải ưu tiên việc phòng ngừa, Tổng Cục trưởng nhấn mạnh

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chính để bảo vệ thương hiệu. Một là, triển khai kế hoạch trọng điểm về chống hàng giả tại hơn 20 tỉnh, thành phố có nhiều tụ điểm nổi cộm về hàng giả. Hai là, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống trên không gian mạng Internet. Ba là, tổ chức các chuyên đề kiểm tra đột xuất các đối tượng bán hàng trên mạng xã hội.

"Chúng tôi xin khẳng định, việc kiểm tra, rà soát hàng giả và hàng nhái trên mạng sẽ là ưu tiên số một của lực lượng quản lý thị trường từ nay đến năm 2025", Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Trong thời gian qua, về mặt chính sách pháp luật, Tổng cục QLTT được Bộ, Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng nhiều văn bản ở cấp nghị định, thông tư để có biện pháp kiểm tra cũng như có những chế tài ở mức độ có thể răn đe những đối tượng làm hàng giả và hầu hết những mức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay đối với hàng giả đều là khung cao nhất, đấy là về mặt chính sách.

Về mặt thực thi, 3 năm trở lại đây, lực lượng đã có nhiều giải pháp mới để đấu tranh ngăn ngừa hàng giả, trong đó tập trung xây dựng những tuyến trọng điểm, địa bàn trọng điểm. Trong địa bàn có những tụ điểm nào nổi cộm về hàng giả thì ưu tiên xử lý những tụ điểm ấy trước.

"Chúng ta đều biết ở Hà Nội có một thời gian rất dài ở khu vực Hoàn Kiếm, xung quanh Bờ Hồ, Hàng Gai, Hàng Bông, chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào... bán hàng giả rất nhiều và khách mua là những người du lịch trong nước và nước ngoài. Nhưng bây giờ chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở những tuyến chúng tôi gọi là tuyến địa bàn nổi cộm đã giảm đi đáng kể. Hay trong TP. Hồ Chí Minh, ở tuyến quận 1, trung tâm như chợ Bến Thành hay Saigon Square… lực lượng cũng thường xuyên, liên tục tăng cường việc kiểm tra, xử phạt", Tổng Cục trưởng dẫn chứng.

Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn kiểm tra, rà soát, nắm tình hình thị trường, từ cuối năm 2021 đến nay, Tổng cục QLTT tổ chức triển khai nhiều hình thức tuyên truyền trực quan, giúp người dân phân biệt hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, điển hình là việc mở cửa Phòng trưng bày hàng giả, hàng vi phạm ở 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới, trong đó việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh, xã, chính sách tiền tệ và tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, không để thiếu điện, năng lượng, quan hệ thương mại với Hoa Kỳ...
Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Ngày 3/3/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký, ban hành Quyết định số 599/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Hữu Linh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Hội thảo, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy công tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận