Vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các doanh nghiệp bị phạt hàng trăm triệu đồng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cho biết, đơn vị đã xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm đối với 5 cơ sở vi phạm quảng cáo thực phẩm, tổng số tiền xử phạt lên đến 300 triệu đồng.
Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh Thu giữ gần 2.000 hộp cafe giảm cân có thành phần gây ngộ độc Hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Nhật Bản Cơ sở kinh doanh thực phẩm Xanh Mart Vinh bán hàng hóa quá hạn sử dụng Đáp ứng tốt hơn yêu cầu về an toàn thực phẩm của nhân dân

Ngày 13/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố các cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đến ngày 12/4, trong đó có Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường.

Cụ thể, Công ty cổ phần dược phẩm Hoàng Hường (địa chỉ: tầng 6, số 36 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị xử phạt 65 triệu đồng về hành vi vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Hoàng Hường.

Sản phẩm này được quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Quảng cáo mà không có hoặc ghi không đúng, không đọc rõ, không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".

Trước đó, ngày 10/4, trên sóng VTV1 đưa quảng bá cho thương hiệu dược phẩm Hoàng Hường trong bản tin “Điểm tựa tương lai”. Sau đó có nhiều ý kiến bức xúc trong cộng đồng, đài đã gỡ bản tin trên website.

Doanh nghiệp dược phẩm Hoàng Hường vài năm gần đây khá tai tiếng trên cả mạng xã hội và báo chí khi chủ nhân là bà Hoàng Hường thường xuyên livestream quảng cáo bán thuốc Nam trị xương khớp, nước súc miệng với lời lẽ "tâng bốc" thái quá về công dụng của sản phẩm.

Cục yêu cầu cùng với hình thức phạt tiền, các cơ sở bị xử phạt về quảng cáo phải tháo gỡ, xóa nội dung quảng cáo vi phạm. Với các cơ sở vi phạm về tự công bố sản phẩm phải thu hồi sản phẩm và thu hồi bản tự công bố sản phẩm vi phạm.

Vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các doanh nghiệp bị phạt hàng trăm triệu đồng
Bộ Y tế đã xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm đối với 5 cơ sở vi phạm quảng cáo thực phẩm, tổng số tiền xử phạt lên đến 300 triệu đồng

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng xử phạt 4 cơ sở vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể:

Công ty TNHH MTV dược phẩm y tế quốc tế Medistar (địa chỉ: thôn Trung Tiến, Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội), mức phạt 90 triệu đồng về hành vi vi phạm: tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, công ty này tự công bố sản phẩm viên uống bổ phổi Lung Detox trong khi sản phẩm này thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định.

Công ty cổ phần y dược Ngũ Phúc Đường (địa chỉ: lô NV09, số 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), mức phạt 50 triệu đồng về hành vi vi phạm: quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Lumedi-V, Lumedi-V Kids, Bảo Lạc Hoàn (quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh).

Công ty cổ phần Thiên Dược Sơn (địa chỉ: số 7, ngách 88, ngõ 151B Thái Hà, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội), mức phạt 50 triệu đồng về hành vi vi phạm: quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lavenda plus (quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh).

Công ty cổ phần thương mại quốc tế Đại Lâm Mộc (địa chỉ: 09-LK1, số 90 đường Nguyễn Tuân, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội), mức phạt 45 triệu đồng về hành vi vi phạm: quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống tố nữ Mộc Beauty (quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi quảng cáo theo quy định).

Vi phạm quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các doanh nghiệp bị phạt hàng trăm triệu đồng
Trước đó, Bộ Y tế đã đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Trước đó, cuối tháng 3/2022, Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Theo Bộ Y tế, bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào các hành vi: như quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn.

Có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, twitter… các nền tảng quảng cáo trên google ads như youtube, coccoc, chrome… và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo; rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm; tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật, có chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế đề nghị, tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng; nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra xử lý nghiêm để làm gương các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo; chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Bộ Kế hoạch và đầu tư được đề nghị quy định, quản lý chặt chẽ hơn về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mặt khác, Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan chủ quản các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, xử lý quyết liệt những hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các đơn vị kinh doanh dịch vụ phát hành quảng cáo thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân chỉ mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi có nhu cầu, không mua qua phương thức truyền miệng. Khi mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có nguồn gốc rõ ràng, có hóa đơn, chứng từ để có căn cứ, bằng chứng để các cơ quan chức năng xử lý khi có yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an có khuyến cáo gì để người dân nhận biết và tránh trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo trên?
Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ công tác.
Một số quy định mới liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024

Một số quy định mới liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024

Chính phủ ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nhằm xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BCA ngày 07/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 1/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Nghị định số 147/2024/NĐ-CP quy định tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận