Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Để công tác quản lý an toàn thực phẩm đạt hiệu quả, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm ngay tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Thực phẩm sản xuất thủ công phải ghi nhãn dinh dưỡng từ 1/1/2025 Đáp ứng tốt hơn yêu cầu về an toàn thực phẩm của nhân dân Hà Nội sẽ lấy mẫu xét nghiệm nhanh thực phẩm tại chợ Siết chặt kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, trong Quý I/2022, lực lượng chức năng ngành Nông nghiệp đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 59 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Kết quả, có 9 cơ sở vi phạm, tổng số tiền xử phạt là hơn 156 triệu đồng.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, kiểm tra 7/7 tổ chức, cá nhân, lực lượng chức năng đều ghi nhận có vi phạm. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thực phẩm; không tuân thủ đầy đủ các điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm ngay tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm

Cũng trong Quý I, các ngành chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, vật tư chăn nuôi… đối với 1.419 cơ sở, trong đó, phạt cảnh cáo 16 trường hợp, kiến nghị xử phạt 53 trường hợp, với tổng số tiền gần 208 triệu đồng. Đặc biệt, có 4 trường hợp vi phạm với 1.561 kg động vật và sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm đã bị các cơ quan chức năng tiêu hủy theo đúng quy định.

Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Quý I/2022, công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đã được triển khai tập trung, có trọng tâm, trọng điểm. Kết hợp với giám sát có thông báo là nhiều đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất vào các ngành, nhóm sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn, đặc biệt là dịp trước và trong Tết Nhâm Dần.

Dù vậy, Sở này cho biết, tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Nguyên nhân đến từ quy trình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún vẫn còn khá phổ biến hiện nay. Nông sản, thực phẩm chủ yếu được tiêu thụ thông qua các phương thức truyền thống như chợ đầu mối, chợ dân sinh… Mặt khác, thói quen tiêu dùng của người dân chưa quan tâm nhiều đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nên chưa thúc đẩy được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh an toàn…

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ, an toàn thực phẩm trong giai đoạn nào cũng hết sức quan trọng, bởi chất lượng hàng hóa, nông sản liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Chính vì vậy, thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.

Để công tác quản lý an toàn thực phẩm đạt hiệu quả, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.

Để công tác quản lý an toàn thực phẩm đạt hiệu quả, ông Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở trong việc hướng dẫn các cơ sở tập trung khắc phục hạn chế.

Song song đó, tiến hành giám sát, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm mới phát sinh; bao gồm cả các hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm có mầm bệnh, hoặc gia cầm thuộc diện có dịch bệnh cần phải quản lý...

Trong khi đó, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, Quý I/2022, hoạt động lấy mẫu, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm tiếp tục được đơn vị tăng cường trên cơ sở phù hợp với điều kiện dịch bệnh Covid-19. Trong đó, tập trung vào các sản phẩm tươi sống tiêu dùng hàng ngày của người dân tại các công đoạn có nguy cơ cao. Tổng số mẫu được Chi cục giám sát trong Quý là 30 mẫu; kết quả, các mẫu đều đảm bảo an toàn với chỉ tiêu phân tích.

Để tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp từ thành phố đến cơ sở, cũng như đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh…, UBND TP đã ban hành kế hoạch triển khai công tác hậu kiểm năm 2022. Trong đó, đặt ra yêu cầu công tác hậu kiểm phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào nhóm sản phẩm thuộc diện tự công bố, sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm OCOP…

UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành cần tránh chồng chéo trong công tác hậu kiểm. Việc triển khai hậu kiểm của các ngành Nông nghiệp, Y tế và Công Thương thực hiện theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Cùng với đó, hoạt động hậu kiểm phải được thực hiện thường xuyên; bảo đảm phù hợp với bối cảnh dịch Covid-19 và tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, đúng pháp luật. Đặc biệt, việc tiến hành công tác hậu kiểm cần tuyệt đối không được làm cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân là đối tượng hậu hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an có khuyến cáo gì để người dân nhận biết và tránh trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo trên?
Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ công tác.
Một số quy định mới liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024

Một số quy định mới liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024

Chính phủ ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nhằm xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BCA ngày 07/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 1/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Nghị định số 147/2024/NĐ-CP quy định tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận