Việt Nam vẫn gặp khó khăn khi đối phó với biện pháp phòng vệ thương mại

Việt Nam đã phải đối mặt với 288 vụ điều tra về phòng vệ thương mại. Riêng tại EU và Vương quốc Anh, tình từ năm 1999 đến 2018, Việt Nam đã phải đối mặt 14 vụ điều tra phòng vệ thương mại của EU đối với hàng hóa xuất khẩu. Từ năm 2018 cho đến nay, Việt Nam chưa đối mặt với các vụ việc mới.
Gia hạn kết luận chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại thép dây không gỉ Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với giá để đồ bằng thép nhập khẩu Ngành Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề tranh chấp thương mại Mỹ gia hạn điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại với gỗ dán Việt Nam

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và UKFTA đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và những lưu ý cho doanh nghiệp” tổ chức ngày 10/5, tại TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hội thảo, ông Huỳnh Minh Vũ - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, hội nhập kinh tế quốc tế với việc tham gia các FTA mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm không ít thách thức cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đang thực thi 15 FTA, vừa ký 1 FTA với Israel và đang đàm phán 2 FTA với khu vực Bắc Âu và các tiểu vương quốc Ả Rập. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ và các bộ ngành trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực, tiêu dùng của các thị trường suy giảm, các quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là EU và Anh sẽ tìm cách bảo vệ hàng hóa của thị trường nội địa bằng các biện pháp phòng vệ thương mại song song với các công cụ khác như nâng cao tiêu chuẩn, quy định cho hàng hóa nhập khẩu. Điều này tạo ra thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Việt Nam vẫn gặp khó khăn khi đối phó với biện pháp phòng vệ thương mại
Bà Nguyễn Trang Nhung cho biết, việc xử lý các vụ việc phòng vệ thương mặt đối mặt với nhiều khó khăn như khác biệt về nội luật, quy định thủ tục, trình tự của các nước

Bà Nguyễn Trang Nhung, Cán bộ Xử lý Phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công thương cho biết, theo số liệu của WTO, từ trước đến này trên thế giới đã có 6.733 vụ điều tra về phòng vệ thương mại, trong đó nhóm ngành thép là đối tượng bị điều tra nhiều nhất, tiếp đó là nhóm ngành hóa chất, nhựa và cao su.

"Việt Nam đã phải đối mặt với 288 vụ điều tra về phòng vệ thương mại từ trước đến nay. Riêng tại thị trường châu Âu (EU) và Vương quốc Anh, giai đoạn 1999 - 2005, Việt Nam đã phải đối mặt 10 vụ điều tra phòng vệ thương mại của EU đối với hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm 2005 - 2018, Việt Nam đã giảm số lượng phòng vệ thương mại xuống còn 4 vụ. Đặc biệt, từ năm 2018 cho đến nay, Việt Nam chưa phải đối mặt với vụ phòng vệ thương mại mới", bà Trang Nhung thống kê.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Việt Hà, Cán bộ Phòng pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, tuy đó là một tín hiệu tích cực, thế nhưng không có gì đảm bảo EU và Vương quốc Anh sẽ không tiếp tục tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam.

"Tần suất xuất nhập khẩu giữa các nước tham tăng lên rất nhiều sau khi Hiệp định EVFTA và UKFTA được thực thi. Với mức độ gia tăng tần suất như thế, việc các quốc gia thuộc khối EU và Vương quốc Anh gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ tài sản trong nước là một điều dễ hiểu.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm hiểu trước xem các mặt hàng xuất sang EU hay Vương quốc Anh liệu có rơi vào trường hợp bị điều tra về phòng vệ thương mại”, bà Nguyễn Việt Hà nhấn mạnh.

Cũng theo bà Nguyễn Trang Nhung cho biết, việc xử lý các vụ việc phòng vệ thương mặt đối mặt với nhiều khó khăn như khác biệt về nội luật, quy định thủ tục, trình tự của các nước; khác biệt về ngôn ngữ trong việc nghiên cứu, cung cấp thông tin; hạn chế về hiểu hiểu về phòng vệ thương mại...

Do đó, bà Trang Nhung khuyến nghị các doanh nghiệp có thể cân nhắc về việc thuê luật sư để hỗ trợ tham gia các vụ kiện phòng vệ thương mại. Dù mức giá thuê luật sư tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, nhưng chi phí cũng sẽ mất khoảng hơn 100.000 USD đến vài trăm nghìn USD cho một vụ kiện và mỗi vụ kiện thường sẽ kéo dài tới 1-2 năm. Do đó, chi phí thuê luật sư là khá lớn nên doanh nghiệp cần có dự trù tài chính và chuẩn bị về chiến lược kinh doanh.

Việt Nam vẫn gặp khó khăn khi đối phó với biện pháp phòng vệ thương mại
Doanh nghiệp phải tích cực cung cấp đầy đủ thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại; Thường xuyên theo dõi, trao đổi thông tin với Hiệp hội, nhà xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước. Xây dựng một hệ thống quản trị, kế toán đầy đủ và rõ ràng

Ngoài ra, doanh nghiệp phải tích cực cung cấp đầy đủ thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại, thực hiện Quyết định 1659/QĐ-TTg trong việc thực hiện Đề án nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Thường xuyên theo dõi, trao đổi thông tin với Hiệp hội, nhà xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước. Xây dựng một hệ thống quản trị, kế toán đầy đủ và rõ ràng.

Nhằm tận dụng tối đa ưu đãi từ EVFTA và UKVFTA, ông Trần Ngọc Bình, Trưởng phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh cho rằng, các doanh nghiệp phải minh bạch thông tin về hàng hóa, trong đó xuất xứ là biện pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hàng hóa của các doanh nghiệp cần phải có C/O nhằm xác minh nguồn gốc và được nhận các ưu đãi về thuế.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Pin mặt trời xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục được miễn 3 loại thuế

Pin mặt trời xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục được miễn 3 loại thuế

Pin năng lượng mặt trời từ các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, tiếp tục được miễn thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và chống lẩn tránh thuế.
Loạt sự kiện cấp Bộ trưởng bên lề Hội nghị kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Loạt sự kiện cấp Bộ trưởng bên lề Hội nghị kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Vụ Chính sách và thương mại Đa Biên cho biết ngày họp thứ 2 theo Chương trình nghị sự, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 29 (MRT 29) đã thảo luận Chủ đề: Các biện pháp thúc đẩy thương mại bền vững và bao trùm.
Hội nghị Bộ trưởng khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Hội nghị Bộ trưởng khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF)

Vụ Chính sách thương mại Đa Biên cho biết, trong hai ngày 26 – 27 tháng 5 năm 2023 tại thành phố Detroit, bang Michigan, Hoa Kỳ, đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF). Hội nghị được đồng chủ trì bởi Đại sứ - Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai và Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo.
Việt Nam mong muốn các nước thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC

Việt Nam mong muốn các nước thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động của APEC

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29 (MRT 29), Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, các nền kinh tế thành viên APEC cần ưu tiên thảo luận về vấn đề cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này.
Thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Hoa Kỳ

Thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Hoa Kỳ

Ngày 26/5, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương ra thông báo mới nhất, thép dây không gỉ dạng tròn của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sản phẩm giá để đồ bằng thép của Việt Nam

Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sản phẩm giá để đồ bằng thép của Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giá để đồ bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam mã HS 9403.20.0075; thời kỳ điều tra chống bán phá giá: từ 1/10/2022 đến ngày 31/3/2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng từ 15/7/2023

Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi mới áp dụng từ 15/7/2023

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Túi giấy Việt Nam bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Túi giấy Việt Nam bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Lạng Sơn: Xử lý 160 vụ vi phạm trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Lạng Sơn: Xử lý 160 vụ vi phạm trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Hầm rượu trăm tuổi trong lòng núi Bà Nà Hills

Hầm rượu trăm tuổi trong lòng núi Bà Nà Hills

Giới thiệu "Nét đẹp văn hóa Nhật Bản" tới người dân Việt Nam

Giới thiệu "Nét đẹp văn hóa Nhật Bản" tới người dân Việt Nam

Đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE

Đẩy nhanh đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE

Quốc hội chất vấn 4 nhóm vấn đề trọng tâm

Quốc hội chất vấn 4 nhóm vấn đề trọng tâm

Nắng nóng kỷ lục gây áp lực lớn lên ngành điện hàng loạt quốc gia châu Á

Nắng nóng kỷ lục gây áp lực lớn lên ngành điện hàng loạt quốc gia châu Á

Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản

Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản

GDP của Đài Loan giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua

GDP của Đài Loan giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua

Hôm nay (6/6), Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

Hôm nay (6/6), Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

Thứ trưởng Đặng Hoàng An tiếp và làm việc với Đoàn công tác Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc

Thứ trưởng Đặng Hoàng An tiếp và làm việc với Đoàn công tác Tổng cục Quản lý giám sát thị trường Nhà nước Trung Quốc

Australia không áp thuế chống bán phá giá đối với amoni nitrat của Việt Nam

Australia không áp thuế chống bán phá giá đối với amoni nitrat của Việt Nam

Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện