Ngành Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề tranh chấp thương mại

Liên quan đến việc bảo vệ các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vụ tranh chấp thương mại quốc tế về trong hoạt động xuất khẩu lâm thủy sản, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, ngành Công Thương sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong các vấn đề tranh chấp thương mại.
Ngành Công Thương tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm Khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất Tập trung phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu Kết thúc đàm phán FTA giữa Việt Nam và Israel

Phát biểu tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản, liên quan đến các lĩnh vực của ngành Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, với các kiến nghị vừa được Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đưa ra, Bộ Công Thương đã gom thành 3 nhóm vấn đề chính:

Thứ nhất, về công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường: Trong hoạt động này, hệ thống phân phối xuất khẩu là vô cùng quan trọng trong thực hiện hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối, nắm bắt thông tin thị trường, xu hướng tiêu dùng... Chính vì vậy, từ năm 2022, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hiệu quả, Bộ Công Thương đã phối hợp với bộ, ngành địa phương, hiệp hội, ngành hàng, hệ thống các cơ quan tham tán, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức Chương trình giao ban xúc tiến thương mại với các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hằng tháng.

Ngành Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề tranh chấp thương mại
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, ngành Công Thương sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong các vấn đề tranh chấp thương mại

“Hoạt động này nhằm kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thông tin mới về thị trường, nhu cầu xuất, nhập khẩu, cơ hội xúc tiến thương mại, tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết để có kế hoạch, chiến lược xuất khẩu, tiếp cận thị trường”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh và cho biết thêm, hoạt động còn đưa ra những thông tin nhằm cảnh báo sớm các rào cản thương mại, chính sách bảo hộ tại các thị trường và đồng hành cùng doanh nghiệp trong các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại.

Thứ hai, về kiến nghị mở rộng thị phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương nhìn nhận, Trung Quốc là một trong 3 thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với dung lượng lên tới khoảng 23 tỷ USD/năm.

Vì vậy, cùng với việc thị trường này dỡ bỏ chính sách "Zero Covid", Trung Quốc sẽ là thị trường tiềm năng cho thuỷ sản Việt Nam.

Tuy nhiên, thuỷ sản của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với 2 đối thủ lớn nhất là Ecuador và Ấn Độ (đang chiếm thị phần chi phối 60% nhập khẩu tôm của Trung Quốc). Với các thuỷ hải sản khác như cá biển, tôm, mực, bạch tuộc…, Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác.

"Bộ Công Thương nhất trí với sự cần thiết trong việc đánh giá, xây dựng chiến lược gia tăng thị phần thuỷ sản Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian tới", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay.

Thứ ba, liên quan đến việc bảo vệ các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vụ tranh chấp thương mại quốc tế, Bộ Công Thương cho biết, cả 2 hiệp hội, ngành hàng đều đã có nhiều kinh nghiệp liên quan đến các vụ việc tranh chấp thương mại quốc tế trong những năm vừa qua.

“Với vai trò của mình, Bộ Công Thương luôn bám sát toàn bộ quá trình, vụ việc để theo dõi việc tuân thủ cam kết quốc tế của các cơ quan điều tra nước ngoài cũng như hỗ trợ doanh nghiệp xử lý vụ việc, giảm tối đa tác động tiêu cực của vụ việc đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”, Thứ trưởng khẳng định.

Ngành Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề tranh chấp thương mại

Cũng theo Thứ trưởng, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hàng loạt các giải pháp như: Cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xử lý ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại cụ thể; tham gia cung cấp, giải trình các chính sách của Chính phủ Việt Nam bị cáo buộc trợ cấp; tham gia phản biện pháp lý đối với các vi phạm, khả năng vi phạm cam kết quốc tế của cơ quan điều tra nước ngoài; tiến hành các hoạt động giải quyết tranh chấp tại WTO; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để góp phần nâng cao năng lực kháng kiện phòng vệ thương mại.

Các hoạt động trên đã mang lại một số kết quả tích cực như vụ việc Ấn Độ chấm dứt điều tra chống bán phá giá với gỗ MDF của Việt Nam, nhờ đó các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

"Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan có liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong việc ứng phó xử lý các vấn đề về phòng vệ thương mại theo quy định", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay.

Ngoài ra, đối với kiến nghị về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế do mức hỗ trợ hiện nay quá thấp so với chi phí thực tế, Bộ Công Thương cho biết, theo quy định hiện hành, mức hỗ trợ ngân sách Nhà nước đối với tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài được quy định tối đa là 200 triệu đồng/đơn vị tham gia.

Nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoạt động tổ chức tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế luôn chiếm tỉ lệ lớn trên tổng kinh phí được phê duyệt cho Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại hằng năm. Năm 2022, Bộ Công Thương được cấp 140 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ cũng đã cố gắng dành khoảng 40% kinh phí này cho quảng bá nông, lâm thuỷ sản.

Tuy nhiên, trước nhu cầu hỗ trợ xúc tiến thương mại của các hiệp hội, ngành hàng, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục tăng cường phối hợp với đơn vị liên quan, lựa chọn triển khai những hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp; đồng thời, huy động nguồn tài chính, đóng góp của địa phương, doanh nghiệp tham gia để có nguồn lực tổ chức các hoạt động triển lãm hiệu quả, thực chất, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận