Xây dựng "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045"

Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tích cực xây dựng "Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Tuyên dương 78 gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023 Khai mạc Ngày hội văn hóa - du lịch các dân tộc miền núi Quảng Nam Tháng 8: "Về làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống" Giới thiệu "Nét đẹp văn hóa Nhật Bản" tới người dân Việt Nam

Đây là Chương trình có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực, nguồn lực cho sự phát triển của văn hoá góp phần phát triển bền vững của đất nước.

Bộ VHTTDL xác định, việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 (sau đây gọi tắt là Chương trình) là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của ngành Văn hóa, thực hiện theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Trong quá trình xây dựng Chương trình, Bộ VHTTDL đã bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội thảo về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa năm 2022.

Theo đó, triển khai các định hướng, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Quốc hội về việc "khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa", trong thời gian qua, Bộ VHTTDL đã rà soát, nghiên cứu các tài liệu về Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020; các tài liệu, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hội thảo khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, Hội thảo 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam…

Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Bộ VHTTDL đã khẩn trương soạn thảo, gửi Công văn tới các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu… xin ý kiến về đề xuất chính sách làm cơ sở xây dựng Chương trình. Đồng thời, Bộ VHTTDL cũng xin ý kiến các Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố về dự thảo Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của Chương trình, đề nghị các địa phương đề xuất nhiệm vụ cụ thể, kinh phí để đưa vào Chương trình.

Xây dựng
(Ảnh minh họa)

Bộ VHTTDL khẳng định, việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia trong bối cảnh hiện nay là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Cho đến nay, căn cứ đề xuất, ý kiến góp ý của 63 tỉnh, thành, các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, Bộ VHTTDL đã tổng hợp, xây dựng Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình, trong đó, dự kiến tổng vốn của Chương trình là 350.000 tỉ đồng cho giai đoạn 11 năm (2025-2035).

Theo đó, dự kiến tổng vốn của Chương trình cho giai đoạn 2025-2035 sẽ được sử dụng để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng; đảm bảo đầu tư phát triển toàn diện, hài hòa giữa các lĩnh vực hoạt động văn hóa; đảm bảo mục tiêu văn hóa ngang hàng kinh tế, chính trị, xã hội theo quan điểm xuyên suốt trong các Nghị quyết của Đảng.

Cụ thể, đến năm 2030, việc sử dụng nguồn kinh phí từ Chương trình sẽ hướng đến mục tiêu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế chế văn hóa, cấp huyện, cấp xã có Trung tâm văn hóa hóa - thể thao; 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa; hằng năm có khoảng 20-30 tác phẩm, công trình văn hóa, văn học nghệ thuật về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước; tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa; các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP; đầu tư cho văn hóa hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm.

Đến năm 2035, đạt các mục tiêu cụ thể: 100% thư viện bảo đảm điều kiện hoạt động; 100% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; 100% các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật được trang bị đầy đủ, đồng bộ cơ sở vật chất; có 5 trường đại học trong điểm và 2 Viện nghiên cứu được tập trung đầu tư trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong điểm quốc gia trong các lĩnh vực: Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu - Điện ảnh và Văn hóa, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Việc xây dựng Chương trình thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đầu tư công. Đây là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng. Bộ VHTTDL cho biết, trong thời gian tới, còn nhiều nội dung cần tiếp tục triển khai, gồm: Chính phủ thẩm định, trình Quốc hội Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình. Quốc hội thẩm tra, phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình. Bộ VHTTDL lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình.

Trong đó, căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ VHTTDL hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và dự thảo quyết định đầu tư chương trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia

Sáng 22/11/2024, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi, cho phép bán thuốc online

Chiều nay (21/11), với 426/430 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Quốc hội họp đợt 2 Kỳ họp thứ 8, làm công tác nhân sự, thông qua 18 luật

Sau 1 tuần nghỉ giữa kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội bước vào đợt 2 Kỳ họp thứ 8 với nội dung trọng tâm làm công tác nhân sự và biểu quyết thông qua 18 dự án luật.
Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên sàn thương mại điện tử Tiktok Shop

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán trên sàn thương mại điện tử Tiktok Shop

Trong vòng hơn 01 tháng theo dõi, Đội QLTT số 4 phát hiện đối tượng có kho hàng hoá kinh doanh tại xóm Sơn Hồng, xã Giao Hà, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Khởi tố Giám đốc Công ty về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Khởi tố Giám đốc Công ty về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thanh Đàn, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại ECOTECH có địa chỉ tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo quy định tại khoản 1, Điều 226 Bộ luật Hình sự.
Phát hiện xe ô tô vận chuyển hơn 1,1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc

Phát hiện xe ô tô vận chuyển hơn 1,1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc

Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp với Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện xe ô tô vận chuyển hơn 1,1 tấn xúc xích không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 51. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Triệt xóa đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

Triệt xóa đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia

Ngày 16/11/2024, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can: Phạm Văn Tiến (36 tuổi) và Đặng Thanh Tuấn (44 tuổi, cùng ở tỉnh Đồng Nai) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận