Xây dựng kịch bản điều hành giá để lường trước mọi tình huống

Lạm phát năm 2022 dự báo nhiều áp lực tăng. Do đó, cần căn cứ tình hình thực tế, có phương án điều hành phù hợp cũng như phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và ổn định đời sống của người dân. Đồng thời, cần xây dựng thêm kịch bản để “lường trước tình huống xấu hơn”…
Thủ tướng ra công điện về điều hành xăng dầu Bộ Công Thương họp khẩn, nỗ lực đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước Không để thiếu xăng dầu trong mọi hoàn cảnh QLTT Nghệ An: Nhiều chuyển biến trong công tác chỉ đạo, điều hành

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, nghe báo cáo về kết quả công tác điều hành giá 2 tháng đầu năm, đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc, qua đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong công tác điều hành giá 10 tháng còn lại của năm 2022.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, năm 2022 diễn biến hết sức phức tạp. Các hàng hóa dịch vụ, nguyên, vật liệu đầu vào có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân chính là do các nước phục hồi kinh tế sau khi kiểm soát được dịch bệnh.

Phó Thủ tướng cho biết thêm, "vừa rồi, giá xăng dầu tăng rất cao, kéo theo tăng giá năng lượng. Ngày 24/2 giá dầu thô trên thị trường thế giới đã vượt mốc 100 USD/1 thùng; từ ngày 11/1 đến 21/2, chỉ trong vòng hơn một tháng, giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu đã tăng từ 15,45 – 20,88%".

Bên cạnh đó, trước tình hình áp lực lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương của các nước có động thái thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất để ứng phó. Theo đánh giá của báo cáo triển vọng kinh tế tháng 1/2022, các nước phát triển dự báo lạm phát tăng khoảng 4%, các thị trường mới nổi tăng gần 6%.

“Chúng ta là nền kinh tế mở, nên chịu tác động rất mạnh, áp lực lớn đối với công tác điều hành giá”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời cho biết trong tháng 1/2022, CPI chỉ tăng khoảng 0,19%, nhưng dự báo tháng 2 sẽ tăng cao, trong 2 tháng đầu năm 2022, CPI bình quân tăng khoảng 1,6-1,7%, do đó chúng ta cần hết sức quan tâm, tiếp tục theo dõi chặt chẽ để có giải pháp điều hành kịp thời, phù hợp.

Xây dựng kịch bản điều hành giá để lường trước mọi tình huống
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam là nền kinh tế mở, nên chịu tác động rất mạnh, áp lực lớn đối với công tác điều hành giá”

Đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác điều hành chính sách tiền tệ, ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng, điều hành tỷ giá linh hoạt để bảo đảm vốn cho nền kinh tế và các hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đặc biệt nhấn mạnh đến kết quả trong điều hành chính sách tài khóa, những tháng gần đây, nhiều chính sách được triển khai rất kịp thời, nhanh chóng.

Đơn cử như chính sách giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022 để hỗ trợ các hãng hàng không đang gặp khó khăn do đại dịch (khoảng 1.500 tỷ đồng). Hay việc triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8%.ư

“Chúng ta đã triển khai các chính sách rất nhanh, hiệu quả tác động rất rõ, được nhân dân đồng tình, ủng hộ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phân tích về mặt hàng xăng dầu, Phó Thủ tướng cho rằng, đây là mặt hàng thiết yếu, chịu tác động rất lớn của giá cả trên thị trường thế giới. Trên thị trường thế giới, từ ngày 11/1 đến ngày 21/2, giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu đã tăng từ 15,45-20,88%, nhưng giá các mặt hàng xăng dầu trong nước chỉ tăng từ 9,59-14,04%. Điều này chứng tỏ chúng đã điều hành giá linh hoạt, giá tăng ở mức độ “chịu đựng được”, thấp hơn các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, việc giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá xăng dầu một số nước láng giềng có thể dẫn tới tình trạng buôn lậu mặt hàng này qua biên giới. Do đó, các cơ quan chức năng liên quan cũng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn tình trạng thẩm lậu xăng dầu qua biên giới.

Cũng theo Phó Thủ tướng, vừa qua có tình trạng một số cơ sở kinh doanh xăng dầu găm hàng, nhưng không phải là hiện tượng phổ biến. Ví như, cả Thành phố Hồ Chí Minh có 458 đầu mối, chỉ có 8 cơ sở găm hàng, ngừng bán… Hiện tượng này xảy ra không phải là do thiếu nguồn cung, hay doanh nghiệp cố tình găm hàng để đẩy giá lên (vì giá xăng do nhà nước định giá theo kỳ điều hành, niêm yết theo quy định) mà là do nhận thức của người kinh doanh. Đây là hành vi kinh doanh không đúng quy định của pháp luật. Do đó, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người kinh doanh, khi cơ quan chức năng phát hiện hành vi sai phạm hoặc phát hiện thông qua phản ánh của báo chí sẽ phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục triển khai giải pháp bảo đảm đủ xăng dầu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân… Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý ngay các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật, phối hợp với cơ quan báo chí, thông tin công khai, minh bạch để dư luận rõ.

Đối với mặt hàng vật tư y tế phòng chống dịch bệnh, vừa qua có tình trạng mặt hàng kit-test xét nghiệm SARS-CoV-2 có hiện tượng khan hiếm và tăng giá cục bộ ở một số thời điểm, dư luận rất quan tâm. Do vậy, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế khẩn trương triển khai các giải pháp để bảo đảm đầy đủ nguồn cung, triển khai các biện pháp quản lý giá, bình ổn giá theo quy định của pháp luật, nhất là mặt hàng kit-test.

Về điều hành giá, Phó Thủ tướng ghi nhận, các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua (trước và sau Tết Nguyên đán) đã chủ động, bám sát tình hình, vào cuộc tích cực, bảo đảm thị trường thông suốt, đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của nhân dân, kiểm soát được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, bảo đảm ổn định vĩ mô cho phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng các kịch bản ứng phó

Về dự báo tình hình trong Quý II và 10 tháng còn lại năm 2022, Phó Thủ tướng nhận định, áp lực lạm phát tăng cao, cần phải theo dõi chặt chẽ, phân tích, đánh giá và đưa ra các kịch bản ứng phó phù hợp. Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng ba kịch bản điều hành giá.

Tuy nhiên, các kịch bản này chủ yếu xây dựng theo giá dầu thô (dưới 100 USD/1 thùng). Hiện nay giá dầu thô trên thị trường thế giới đã vượt mốc 100 USD/1 thùng và các dự đoán giá xăng dầu còn tiếp tục tăng thêm. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính xây dựng thêm kịch bản, “lường trước tình huống xấu hơn” để có giải pháp ứng phó phù hợp.

Xây dựng kịch bản điều hành giá để lường trước mọi tình huống
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục triển khai giải pháp bảo đảm đủ xăng dầu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân

Về tình hình xăng dầu, Phó Thủ tướng yêu cầu theo dõi sát để có chính sách hỗ trợ phù hợp về giá, bảo đảm cân đối cung - cầu, không thể để thiếu. Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đầu mối nhập khẩu để nhập khẩu hợp lý, tiết kiệm ngoại tệ, bảo đảm nhu cầu trong nước.

Về giá, cần tính toán kỹ lưỡng, tăng giá xăng dầu phải sát với thị trường, tiết kiệm tối đa có thể, theo nguyên tắc sử dụng Quỹ bình ổn giá, tiết kiệm chi phí trong kinh doanh xăng dầu để hỗ trợ người dân, hỗ trợ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tăng cường giám sát, điều hành, kiểm soát giá theo đúng quy định của pháp luật về giá, bảo đảm hiệu quả, công khai, minh bạch. Đối với một số dịch vụ công Nhà nước định giá theo lộ trình thị trường, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục rà soát, chuẩn bị các yếu tố để có giải pháp phù hợp trong điều kiện thích hợp.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính bám sát nội dung Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 3/12/2021 của Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu dự thảo Luật Giá (sửa đổi) theo đúng tiến độ, bảo đảm đồng bộ, toàn diện, quyền lợi hợp pháp của người dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giá.

Các bộ, ngành theo dõi quản lý giá một số mặt hàng: Điện, thực phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng, vật tư y tế, thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh… theo đúng văn bản 882/VPCP-KTTH, tránh tình trạng tác động cộng hưởng đối với công tác điều hành giá thời gian tới.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, đặc biệt là kiểm tra các yếu tố hình thành giá đối với những mặt hàng không thuộc diện kê khai giá; phát huy vai trò của lực lượng thanh tra chuyên ngành, thanh tra địa phương, quản lý thị trường, cùng với báo chí tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm pháp luật để trục lợi.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Theo Quy hoạch điện VIII, từ nay đến năm 2030, Việt Nam phải phát triển 30.424 MW điện khí. Trong đó, khí tự nhiên trong nước là 7.900MW được thực hiện từ 10 dự án đã được duyệt trong Quy hoạch; 13 dự án khí hóa lỏng vưới công suất 22.524 MW sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay việc triển khai các dự án điện khí đang không theo kịp với tiến độ đề ra.
Dồn sức hoàn thiện dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối

Dồn sức hoàn thiện dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối

Đây là lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương tổ chức họp giao ban với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư về các dự án đường dây 500kV mạch 3.
Định hướng phát triển ngành thép Việt đến năm 2045: Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu

Định hướng phát triển ngành thép Việt đến năm 2045: Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu

Theo Bộ Công Thương, mặc dù ngành thép Việt Nam đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên thực tế thời gian qua, các địa phương cũng như các doanh nghiệp thép còn khá lúng túng khi chưa có một quy hoạch đầu tư phát triển ngành thép một cách bài bản.
Xây dựng chiến lược mới để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô

Xây dựng chiến lược mới để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô

Bộ Công Thương đăng tải toàn văn Dự thảo Đề cương chiến lược phát triển các ngành thép, ô tô, sữa, thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên Cổng TTĐT của mình.
Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong mọi tình huống

Theo số liệu thống kê thực tế, trong 3 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện toàn hệ thống đạt mức 11,77%, cao hơn so với dự báo kế hoạch đã được phê duyệt.
Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII

Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII

Chiều ngày 29/3, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp.
Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024

Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024

Để đảm bảo cung ứng điện từ cuối năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư xây dựng và quán triệt tuyệt đối trong công tác vận hành nhằm đảm bảo cao nhất việc cấp điện cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh.
Sản xuất công nghiệp trong Quý I/2024 tiếp tục khởi sắc

Sản xuất công nghiệp trong Quý I/2024 tiếp tục khởi sắc

Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp trong Quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5