Không để thiếu xăng dầu trong mọi hoàn cảnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo, Bộ Công Thương cần chủ động hơn trong điều hành, tuyệt đối không được để thiếu xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi găm hàng nhằm trục lợi.
Tiền Giang: Đồng loạt kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu Nỗ lực chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng: 35 DN được Tổng cục QLTT vinh danh Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Bổ sung quy định mới về kinh doanh xăng dầu
Không để thiếu xăng dầu trong mọi hoàn cảnh
Toàn cảnh cuộc họp về tình hình sản xuất, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước chiều 8/2/2022 tại trụ sở Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì

Chỉ thiếu hụt cục bộ

Báo cáo với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về tình hình sản xuất, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước chiều 8/2/2022 tại trụ sở Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện nay, nguồn cung xăng dầu trong nước đáp ứng khoảng 75% nhu cầu thị trường, còn lại 25% là nhập khẩu.

Tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn (chiếm trên 90% thị phần), việc bán hàng vẫn được duy trì liên tục từ trước Tết Nguyên đán đến nay.

Tuy nhiên, thời gian qua, tại một số địa phương có hiện tượng một số cửa hàng xăng dầu ngừng bán hàng với lý do thiếu nguồn cung. Sự việc này đã được Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với lực lượng quản lý thị trường kiểm tra. Theo đó, hầu hết các cửa hàng xăng dầu ngừng bán hàng do lấy nguồn hàng từ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhỏ. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có hiện tượng hạn chế bán hàng ra để chờ tăng giá.

Không để thiếu xăng dầu trong mọi hoàn cảnh
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải báo cáo tại cuộc họp

Các bộ, ngành, doanh nghiệp đầu mối cũng khẳng định, tình trạng thiếu hụt xăng dầu chỉ xảy ra cục bộ tại cửa hàng đại lý của các doanh nghiệp nhỏ, do tâm lý găm hàng nhằm trục lợi.

Chúng ta có đủ công cụ, bộ máy để bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu như quy định dự trữ xăng dầu bắt buộc của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong 20 ngày…

Lãnh đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí cho biết, những vướng mắc trước mắt của nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn hiện đã được tháo gỡ, từ giữa tháng 2, nhà máy sẽ dần khôi phục lại sản xuất như bình thường.

Từ trước Tết, Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn đã nâng công suất lên 103% và từ ngày 7/2/2022 đã nâng công suất lên 105%.

Chủ động điều hành, kiên quyết không để thiếu nguồn cung

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng dự trữ chiến lược đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến đời sống và nền kinh tế, do đó phải được quản lý, điều hành một cách khoa học, chặt chẽ.

Hiện nay, dự trữ trong nước đủ lớn, đồng thời, Việt Nam có đầy đủ các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để bình ổn, đáp ứng đủ xăng dầu cho tiêu dùng và sản xuất. Chính phủ đã giao Bộ Công Thương có đủ thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu.

Do đó, Bộ Công Thương phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ quản lý của mình. "Bộ cần chủ động hơn trong điều hành, tuyệt đối không được để thiếu xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân", Phó Thủ tướng chỉ đạo và yêu cầu Bộ Công Thương cần thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi găm hàng nhằm trục lợi.

Không để thiếu xăng dầu trong mọi hoàn cảnh
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chỉ đạo, Bộ Công Thương cần chủ động hơn trong điều hành, tuyệt đối không được để thiếu xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

Song song đó, đảm bảo cân đối giữa sản xuất và nhập khẩu xăng dầu, "có kế hoạch chi tiết, chính xác hơn, đảm bảo chủ động, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp rà soát kỹ cơ chế, chính sách hiện hành, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp bởi đây là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hoá và đời sống nhân dân nên bắt buộc phải quản lý chặt chẽ, khoa học.

Trước đó, ngày 28/1/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng một số đơn vị kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu găm hàng, tạo khan hiếm hàng. Công điện nêu rõ, có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

Thực hiện nội dung chỉ đạo tại Công điện, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, lực lượng QLTT cả nước đã tiến hành công tác quản lý địa bàn, biện pháp nghiệp vụ và phối hợp với các lực lượng chức năng trong Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố (Công an, Sở Công Thương) giám sát các loại hình kinh doanh xăng dầu theo từng địa phương, trong đó cụ thể có các phương án, kế hoạch để kiểm tra đột xuất ngay các đơn vị kinh doanh có dấu hiệu, hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu trong những ngày Tết.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, từ ngày 28/1/2022 đến nay, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tại một số địa phương như Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang… lực lượng QLTT có phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngưng hoạt động.

Nguyên nhân chủ yếu là do không có đủ nguồn cung xăng dầu, lượng tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao do nhu cầu đi lại, không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng…

Song song với việc kiểm tra, kiểm soát, lực lượng QLTT cả nước cũng tuyên truyền, phổ biến nội dung Công điện và yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Trong những ngày tới, lực lượng QLTT tiếp tục theo dõi, giám sát, tiến hành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Công điện số 517/CĐ-BCT ngày 28/01/2022 của Bộ Công Thương.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giám sát hàng hóa, dịch vụ tại sự kiện Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Giám sát hàng hóa, dịch vụ tại sự kiện Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Các Đội QLTT phối hợp với các ngành chức năng thực hiện việc giám sát và cho ký cam kết đối với 30 điểm kinh doanh trong Hội chợ Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024.
Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động TMĐT cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong hoạt động TMĐT cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Trong hai tuần đầu tháng 11/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử cho 200 cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Tường.
Kiên Giang: Xử lý 04 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Kiên Giang: Xử lý 04 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha

Đội QLTT số 7 kiểm tra, xử phạt 04 hộ kinh doanh trưng bày hàng hóa (phụ tùng xe máy) giả mạo nhãn hiệu (Honda, Yamaha) với tổng số tiền 24 triệu đồng.
Giám sát Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024

Giám sát Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới - Đồng Tháp năm 2024

Nhằm để đảm bảo cho người dân tham quan, mua sắm hàng hóa tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính tại Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại vùng Biên giới – Đồng Tháp năm 2024 được diễn ra từ ngày 13 tháng 11 năm 2024 đến ngày 17 tháng 11 năm 2024 trên địa bàn thành phố Hồng Ngự theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Tiền Giang: Xử lý 01 trường hợp đăng quảng cáo, bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tiền Giang: Xử lý 01 trường hợp đăng quảng cáo, bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QLTT số 4 xử phạt hộ kinh doanh vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử số tiền 8 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Kiểm tra, xử lý có hiệu quả hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trên địa bàn quản lý

Quảng Ngãi: Kiểm tra, xử lý có hiệu quả hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trên địa bàn quản lý

Do nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu vẫn còn tiếp diễn, số thu lợi bất hợp pháp từ hoạt động buôn bán này cao dẫn đến hoạt động mua bán thuốc lá điếu nhập lậu ngày càng phức tạp trên địa bàn quản lý.
Kiểm tra, giám sát diễn biến thị trường, giá cả và cung cầu các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Kiểm tra, giám sát diễn biến thị trường, giá cả và cung cầu các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Đoàn kiểm tra tập trung kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh Cà Mau, gồm: lương thực là gạo, nếp…; thực phẩm chế biến là đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước uống đóng chai, mì gói, bột và các sản phẩm từ bột và xăng dầu.
Đội QLTT số 2, xử lý vi phạm hành chính vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm để kinh doanh

Đội QLTT số 2, xử lý vi phạm hành chính vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo an toàn thực phẩm để kinh doanh

Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận