Xây dựng sàn thương mại điện tử cho đặc sản địa phương

Khi tham gia mô hình đặc sản địa phương, mỗi tỉnh, thành phố sẽ được thiết lập một gian hàng đặc sản trên các sàn thương mại điện tử lớn.
Cao Bằng: Tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng lậu trên nền tảng số Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển thương mại điện tử tại Thái Bình Chủ động tận dụng cơ hội thương mại điện tử xuyên biên giới từ các FTA Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại điện tử tỉnh Cao Bằng

Những năm qua, thương mại điện tử phát triển bùng nổ và mạnh mẽ, do đó, việc kinh doanh hàng hóa qua các sàn thương mại điện tử không còn xa lạ, trở thành kênh phân phối chính thức của nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, hiện nay, số lượng doanh nghiệp ở các địa phương có thể tự mình đưa sản phẩm lên các kênh thương mại điện tử là rất ít. Việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đối với các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp còn khiêm tốn và không thực sự mang lại giá trị như mong muốn.

Xây dựng sàn thương mại điện tử cho đặc sản địa phương
Dù đã tiếp cận thương mại điện tử để kinh doanh, nhưng jầu hết các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông sản còn thiếu nhân lực hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing...

Dẫn chứng cho nhận định trên, ông Đức Anh cho biết, qua khảo sát ý kiến từ một số địa phương, Trung tâm Tin học và Công nghệ số ghi nhận các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn đến từ nguồn lực. Hầu hết các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh nông sản còn thiếu nhân lực hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing...

Chưa kể, đăng ký gian hàng và đưa sản phẩm lên các gian hàng thương mại điện tử là việc doanh nghiệp có thể làm nếu được hướng dẫn bởi các chuyên gia. Nhưng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mang lại hiệu quả thật sự thì doanh nghiệp cần thêm nhiều kỹ năng chuyên nghiệp hơn cũng như đầu tư thời gian, nhân lực hẳn hoi để quản lý, vận hành.

Thêm vào đó, chi phí quản lý bán hàng quá cao từ 25% đến 45% cũng khiến doanh nghiệp ngần ngại khi tham gia các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra vấn đề kho hàng, bảo quản sản phẩm, về quá trình vận chuyển sản phẩm từ các địa phương đến tay người tiêu dùng cũng là băn khoăn của các doanh nghiệp, HTX khi hướng tới kênh phân phối thương mại điện tử.

Hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn cũng như nhằm phát huy đầy đủ hiệu quả của các kênh thương mại điện tử, Trung tâm Tin học và Công nghệ số đã giới thiệu và kết nối các Sở, Ban, ngành địa phương với các nền tảng thương mại điện tử và các đơn vị cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để triển khai giải pháp Sàn Đặc sản địa phương - Mô hình phân phối đặc sản địa phương qua các sàn thương mại điện tử.

“Đây là một giải pháp nằm trong Chương trình ứng dụng thương mại điện tử quốc gia Go Online do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đầu mối chủ trì, hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử lớn, sẽ cung cấp các giải pháp đồng bộ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương tối ưu quy trình vận hành, quản lý kênh bán hàng để phân phối các sản phẩm đặc sản địa phương mang lại hiệu quả tốt nhất”, ông Thành thông tin.

Xây dựng sàn thương mại điện tử cho đặc sản địa phương
Sàn Đặc sản địa phương hứa hẹn mang lại giá trị thiết thực cho cả doanh nghiệp sản xuất, cũng như người tiêu dùng khi có thể mua các sản phẩm đặc sản địa phương mà không còn giới hạn bởi khoảng cách địa lý

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, khi tham gia mô hình Sàn Đặc sản địa phương, mỗi tỉnh thành, địa phương sẽ được thiết lập một gian hàng đặc sản trên các sàn thương mại điện tử lớn, trong đó sẽ tập trung tất cả doanh nghiệp sản xuất và các sản phẩm của tỉnh để thuận tiện cho việc quản lý, điều phối, vận hành và phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Trong thời gian tới, Trung tâm Tin học và Công nghệ số dự kiến sẽ triển khai Sàn Đặc sản địa phương trên các sàn thương mại điện tử: Tiki, Lazada, Shopee...

Bên cạnh đó, Trung tâm Tin học và Công nghệ số đang làm việc với một số doanh nghiệp về công nghệ và dịch vụ (Công ty cổ phần Etrust) để khi giải pháp này đi vào vận hành sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thiết lập gian hàng, công tác vận hành và phân phối các sản phẩm địa phương trên các sàn và nền tảng thương mại điện tử nhằm tối ưu về chi phí và hiệu quả bán hàng.

Đồng thời, việc tổ chức các buổi đào tạo về cách thức đóng gói, giao nhận hàng hóa đến các kho hàng trước khi phân phối sản phẩm địa phương cho doanh nghiệp cũng được đưa vào kế hoạch thực hiện.

Với những nỗ lực và sự chung tay phối hợp từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sản xuất và cả các nền tảng thương mại điện tử, giải pháp Sàn đặc sản địa phương hứa hẹn mang lại giá trị thiết thực cho cả doanh nghiệp sản xuất, cũng như người tiêu dùng khi có thể mua các sản phẩm đặc sản địa phương mà không còn giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 1088/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Sự quan tâm đến hàng thời trang đã qua sử dụng tại Thụy Điển đã bùng nổ. Ngày nay, 6/10 người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai

Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở các tỉnh phía Bắc.
Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 cho thấy Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới. Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển.
Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1019/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận