Chủ động tận dụng cơ hội thương mại điện tử xuyên biên giới từ các FTA

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần chủ động tận dụng cơ hội thương mại điện tử xuyên biên giới đến từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.
Thương mại điện tử xuyên biên giới kết nối sản phẩm ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ và dệt may đến với thị trường toàn cầu Sắp diễn ra Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam Nâng cao kỹ năng thương mại điện tử xuyên biên giới cho các doanh nghiệp Quảng Ninh Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, xuất khẩu thành công qua thương mại điện tử Rào cản trong phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam

Đây là nhận định chung của nhiều chuyên gia tại Hội thảo kết nối “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Công ty Vinexad tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hội thảo, chia sẻ các giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam đang trong giai đoạn bùng nổ với mức tăng trưởng cao; trở thành công cụ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường lớn, tiết kiệm chi phí, tăng doanh số...

Song, theo ông Thành nhiều doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hiệu quả hay tìm được định hướng phát triển bền vững để đưa vào quản trị, vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Chủ động tận dụng cơ hội thương mại điện tử xuyên biên giới từ các FTA
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hiệu quả hay tìm được định hướng phát triển bền vững trong thương mại điện tử xuyên biên giới

Phân tích về những cơ hội cũng như thách thức đến từ các FTA thế hệ mới, ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Giám đốc VCCI, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh nhận định, những FTA mà Việt Nam tham gia mang lại cơ hội ưu đãi thuế quan đa dạng lĩnh vực và mức độ khác nhau. Đồng thời, tạo điều kiện tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng nguyên vật liệu trong các nước cùng là thành viên FTA... Tuy nhiên, những FTA này cũng đặt ra nhiều thách thức như quy tắc xuất xứ, biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thương mại và phát triển bền vững...

Trong đó, quy tắc xuất xứ có thể xem như là một trong những chìa khóa quan trọng mở cánh cửa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu đầy tiềm năng. Quy tắc xuất xứ cũng là một trong những rào cản lớn của doanh nghiệp trong tận dụng ưu đãi từ FTA, nhất là những ngành hàng mà Việt Nam không có thế mạnh trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu như may mặc, thiết bị điện, xe đạp...

Còn ở thương mại quốc tế, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại thực chất là những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Hoặc thương mại quốc tế đòi hỏi quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó.

Theo ông Nguyễn Hữu Nam, hiện nay, người tiêu dùng toàn cầu đã và đang ưu tiên tiêu dùng bền vững dẫn đến người mua hàng hạn chế mặt hàng tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng. Điều này dẫn đến người mua hàng ngày càng chú ý đến giá trị thương hiệu, sản phẩm đạt mục tiêu kép "xanh và sạch" để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.

Chủ động tận dụng cơ hội thương mại điện tử xuyên biên giới từ các FTA
Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Giám đốc VCCI, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh phân tích những cơ hội, thách từ mà các FTA mang lại. Ảnh TTXVN

Tại Hội thảo, để kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử, một số nhà xuất nhập khẩu hiến kế, cộng đồng đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa... cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn trong tìm kiếm trải nghiệm mua sắm thú vị cho người tiêu dùng thay vì chỉ tập trung vào khuyến mãi.

Ngoài tra, theo các nhà xuất nhập khẩu, người tiêu dùng toàn cầu có xu thế ưa chuộng trải nghiệm trí tuệ nhân tạo trong tính năng tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh; cá nhân hóa đề xuất mặt hàng dựa trên lịch sử hay ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR-trải nghiệm sản phẩm trực tuyến.

Hơn thế nữa, hướng đến kinh doanh có trách nghiệm trên thị trường thương mại điện tử, cộng đồng đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa... phải chủ động thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm trên các sàn, website, mạng xã hội... Ngoài ra, hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững là cùng đối tác kinh doanh và dịch vụ song hành phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận