Xây dựng thương hiệu nông sản trong hệ sinh thái chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu

Để xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm nông sản Việt tại thị trường EU, việc đầu tiên là cần phải xây dựng được hệ sinh thái kết nối giữa các chủ thể liên quan đến chuỗi xuất khẩu sang thị trường này.
Người dân Australia thích thú thưởng thức nước dừa đóng hộp của Việt Nam Đẩy mạnh tiêu thụ các đặc sản khu vực miền núi, hải đảo qua thương mại điện tử Sớm hoàn tất thủ tục đưa quả sầu riêng Việt Nam sang Ấn Độ Lên sàn thương mại điện tử, na Lạng Sơn chinh phục nhiều người dùng online

Hơn 3 năm Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hàng nông, thủy sản được hưởng nhiều ưu đãi, do vậy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) tăng mạnh.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,1 tỷ USD. Với con số này, các chuyên gia nhận định, EVFTA đã và đang tạo một “xa lộ” cho nông sản Việt vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới này.

Cùng với đó là một số tin vui cho nông sản Việt ở thị trường EU như gạo Lộc Trời với thương hiệu Cơm Việt Nam Rice đã xuất khẩu thành công vào chuỗi siêu thị của Pháp, quả vải tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Séc và một số thị trường EU, cà phê Vĩnh Hiệp xuất khẩu sang EU...

Điều này cho thấy, Hiệp định EVFTA được thực thi trong 3 năm qua đã tạo đà cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng nông lâm sản nói riêng khi nhiều dòng thuế xuất khẩu vào thị trường này được xóa bỏ, giúp tạo lợi thế cạnh tranh so với hàng từ một số quốc gia khác không có FTA với EU.

Xây dựng thương hiệu nông sản trong hệ sinh thái chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu
Tọa đàm “Xuất khẩu nông sản sang EU: Vượt qua thách thức để xây dựng thương hiệu” vừa được tổ chức mới đây

Chia sẻ tại tọa đàm “Xuất khẩu nông sản sang EU: Vượt qua thách thức để xây dựng thương hiệu” vừa được Báo Công Thương tổ chức ngày 22/9, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên Ngô Chung Khanh cho biết, lợi thế lớn nhất đối với hàng hóa của Việt Nam nhất là các mặt hàng nông sản chính là việc mở cửa thị trường, vì trong nhiều năm thì EU là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu Việt Nam và cũng là những thị trường mà Việt Nam có thặng dư thương mại rất lớn. Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và EU đối với thị trường này cũng tăng đều qua các năm mặc dù có chịu tác động từ đại dịch Covid-19.

Ông Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam cũng cho rằng, EVFTA đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác được những lợi thế cạnh tranh tuyệt đối hoặc là lợi thế cạnh tranh so sánh của nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm thủy sản.

Bên cạnh những mặt hàng nông lâm thủy sản phẩm mang tính chất truyền thống, như cà phê, hạt điều, hồ tiêu và một số mặt hàng lâm sản hoặc thủy sản, trong thời gian vừa qua, nhờ EVFTA, giúp Việt Nam khai thác được thêm những lợi thế tuyệt đối với một số mặt hàng nông sản mới như mặt hàng gạo. Đặc biệt là gạo chất lượng cao và gạo thơm, được minh chứng qua sự tăng trưởng vượt bậc tốc kim ngạch xuất khẩu đối với một số thị trường tại EU gấp 2 hoặc 3 lần so với trước đây.

Hay như đối với mặt hàng rau củ quả, cũng có sự tăng trưởng đáng khích với kim ngạch xuất khẩu hơn 200 triệu USD vào năm 2022, giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp thứ 59 trên thế giới về mặt hàng này đối với thị trường EU. Điều này cho thấy chúng ta cũng đã khai thác được rất nhiều lợi thế từ EVFTA.

Xây dựng hệ sinh thái tạo dựng thương hiệu sản phẩm

Dù đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song nông sản Việt cũng đang phải chịu những rào cản nhất định ở EU như những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để bảo hộ hàng trong nước. Bên cạnh đó, hầu hết nông sản được xuất dạng thô, chưa có thương hiệu cũng là một rào cản của nông sản Việt khi xuất khẩu sang EU. Nhiều ý kiến cho rằng nông sản Việt Nam dù gia tăng sản lượng xuất khẩu sang EU song vẫn chưa có nhiều thương hiệu được biết đến.

Trong bối cảnh thị trường EU với tiêu chuẩn đặt ra ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải liên tục cập nhật thông tin và kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu. Đặc biệt, phải đầu tư thích đáng cho việc xây dựng thương hiệu, coi đó là một phần của chiến lược sản xuất kinh doanh, từ đó giúp xuất khẩu bền vững sang thị trường này.

Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, trong đó có xuất khẩu sang thị trường EU, câu chuyện đưa được gạo với thương hiệu riêng vào EU của Lộc Trời là một trong những câu chuyện điển hình về nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng thương hiệu. Ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời cho biết, khi xuất khẩu gạo và Châu Âu thì cái khó nhất đó là nếu chúng ta chỉ là một nhà xuất khẩu đơn thuần, tức là mua đi bán lại hoặc là có nhà máy mua lúa xay xát rồi bán thì gần như không thể xây dựng được thương hiệu tại thị trường châu Âu.

Khi Việt Nam được đánh giá là một trong những nước xuất khẩu có uy tín và được tin cậy nhất trên thế giới về lúa gạo thì đầu tiên đó là Việt Nam chúng ta có nền tảng rất vững chắc về sản xuất lúa, canh tác lúa và cung cấp lúa gạo trên thế giới một cách ổn định. Tới thời điểm này trong tình trạng hiện nay thì Việt Nam được đánh giá là nguồn cung cấp lúa gạo uy tín nhất thế giới đó là điều kiện cần nhưng mà để xây dựng được thương hiệu ở thị trường Châu Âu.

Xây dựng thương hiệu nông sản trong hệ sinh thái chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu
Để xây dựng được thương hiệu sản phẩm cho từng doanh nghiệp thì trước hết cần phải xây dựng được thương hiệu quốc gia

Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, đối với mặt hàng hồ tiêu và gia vị khi đi ra thị trường thì song song với câu chuyện thương hiệu còn phải gắn với câu chuyện thị trường và chất lượng bởi vì EU là một thị trường tương đối khó tính và liên tục cập nhật các vấn đề về kiểm soát chất lượng.

Bên cạnh đó là kiểm soát được chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Theo đó, các doanh nghiệp phải hướng đến phương thức hợp tác một cách chặt chẽ hơn, có cam kết trong thời gian ổn định trong một thời gian dài cùng với đó là các tiêu chí về môi trường, phát triển bền vững. Tín hiệu đáng mừng là hiện Việt Nam vẫn là thị trường cung các mặt hàng hồ tiêu và gia vị chính cho EU (chiếm tới 45% thị phần).

Đề cập đến việc xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản, bà Hoàng Thị Liên cho rằng, để xây dựng được thương hiệu sản phẩm cho từng doanh nghiệp thì trước hết cần phải xây dựng được thương hiệu quốc gia. Ngược lại, bản thân các doanh nghiệp cũng vừa phải cải tiến liên kết sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường, vừa phải chuyển đổi ngành sản xuất để có thể cung cấp cái thị trường cần chứ không phải cái mình có thể làm được, bởi những sản phẩm mình có thể làm tốt nhất chưa chắc đã là điều mà mình mong muốn nhất.

Trong khi đó, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Ngô Chung Khanh cho rằng, để xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm nông sản Việt tại thị trường EU, việc đầu tiên là cần phải xây dựng được hệ sinh thái kết nối giữa các chủ thể liên quan đến chuỗi xuất khẩu sang thị trường này, trước mắt là mỗi địa phương tập trung vào một đến hai lĩnh vực có thế mạnh, như đối với mặt hàng thủy sản ở Tiền Giang hay mặt hàng gạo ở Cần Thơ.

Bên cạnh đó, cần có nguồn tín dụng dành riêng để tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và xây dựng thương hiệu. "Bộ Công Thương cũng đã có kế hoạch làm việc với Ngân hàng và một số Bộ, ngành liên quan để cùng bàn bạc tìm nguồn tín dụng nào nó phù hợp với chính sách hiện hành để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp" - ông Ngô Chung Khanh thông tin. Đồng thời cho biết, những vấn đề này cũng đã được Bộ Công Thương đề cập trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023 lần lượt là: TP. Hồ Chí Minh có kim ngạch 42.460.418.319 USD; Bắc Ninh 39.302.697.091 USD; Bình Dương 30.605.339.811 USD; Hải Phòng 26.797.379.584 USD; Thái Nguyên 25.687.769.353 USD; Bắc Giang 24.499.431.359 USD; Đồng Nai 21.624.486.427 USD; Hà Nội 16.655.817.179 USD; Phú Thọ 10.576.345.632 USD; Vĩnh Phúc 9.970.966.301 USD.
Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 5/2024

Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 5/2024

Tính đến tháng 5 năm 2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement- FTA) . Trong đó, 16 FTA đã ký kết và thực thi và 3 FTA đang đàm phán.
Đã nhận đầy đủ hồ sơ liên quan sản phẩm thép mạ Trung Quốc

Đã nhận đầy đủ hồ sơ liên quan sản phẩm thép mạ Trung Quốc

Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cảng container quốc tế Cái Mép chính thức được phép đón 'siêu' tàu container

Cảng container quốc tế Cái Mép chính thức được phép đón 'siêu' tàu container

Bộ GTVT chấp thuận cho cảng container quốc tế Cái Mép (CMIT) tiếp nhận tàu container có trọng tải đến 214.121 DWT giảm tải.
Mỹ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Mỹ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo khởi xướng cuộc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp sản phẩm túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.
Mỹ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Mỹ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Ngày 30 tháng 4 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành thông báo chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam theo quy định tại mục 351.225(f)(6) của Đạo luật Thuế quan.
Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ấn tượng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Những việc nên làm trong ngày lễ Phật đản để đón nhận bình an

Những việc nên làm trong ngày lễ Phật đản để đón nhận bình an

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tháng 5 nhớ ngày sinh nhật Bác

Tháng 5 nhớ ngày sinh nhật Bác

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội

Tiếp tục tìm người bị hại trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Tiếp tục tìm người bị hại trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Thủ tướng "lệnh" siết chặt kiểm soát thuốc lá điện tử

Thủ tướng "lệnh" siết chặt kiểm soát thuốc lá điện tử

Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng trong năm 2023

Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng trong năm 2023

Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5

Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024

Ngày Quốc tế Gia đình 15/5

Ngày Quốc tế Gia đình 15/5

Ngày của Mẹ - Mother's Day

Ngày của Mẹ - Mother's Day

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca

"Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

"Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng"

Chiến thắng Điện Biên Phủ: "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"

Chiến thắng Điện Biên Phủ: "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"