Xuất khẩu hàng hóa sang Canada sẽ đối diện với nhiều thách thức

Trong bối cảnh thị trường thế giới tương đối ảm đạm, Canada vẫn là điểm sáng nhờ triển vọng thị trường khá khả quan. Song, xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức, có nguy cơ bị sụt giảm thị phần. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý chú trọng về chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh.
Công điện của Thủ tướng về việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Nhờ CPTPP, xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng liên tục Xuất khẩu Thái Lan dự báo giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái Khai mạc Hội chợ Vietnam Expo năm 2023

Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh cho biết, trong bối cảnh thị trường thế giới tương đối ảm đạm, Canada vẫn là điểm sáng nhờ triển vọng thị trường khá khả quan.

Cũng theo bà Trần Thu Quỳnh, Canada là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khối G7, duy trì được tăng trưởng việc làm, khống chế được lạm phát, nhờ đó nhu cầu nhập khẩu của địa bàn vẫn được duy trì ở mức cao.

Theo số liệu nước sở tại, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada vẫn tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong ASEAN sang địa bàn.

Xuất khẩu hàng hóa sang Canada sẽ đối diện với nhiều thách thức
3 lĩnh vực, mặt hàng có nguy cơ ảnh hưởng lớn là thủy sản, dệt may, tấm pin năng lượng mặt trời

Nhóm 10 mặt hàng chủ chốt của Việt Nam sang Canada vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao, trừ mặt hàng thuỷ sản giảm 26%. Da giày ghi nhận tốc độ tăng trưởng tới 122% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng nông sản cũng có tốc độ tăng trưởng tốt, ở cả nhóm rau củ quả, gia vị và gạo. Gỗ nội thất cũng có xu hướng phục hồi so với 2022.

“Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang địa bàn có thể bị tác động bởi nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan”, bà Trần Thu Quỳnh lưu ý và cho biết, Canada có dung lượng thị trường trung bình do quy mô dân số nhỏ, có tiêu chuẩn cao, khoảng cách địa lý xa nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều.

Canada tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, vì vậy, có nhiều đối thủ cạnh tranh có cùng mặt hàng và lợi thế về thuế quan nên hàng hoá Việt Nam dễ bị thay thế kể cả khi đã vào được thị trường. Trong đó, phong trào “Buy local” để giảm dấu chân carbon trong tiêu dùng được ủng hộ mạnh ở Canada cũng đang trở thành một hình thức gia tăng bảo hộ mới.

Ngoài ra, bà Trần Thu Quỳnh cũng cảnh báo một số lĩnh vực mặt hàng có nguy cơ lớn trong thời gian tới. Cụ thể, mặt hàng dệt may có giá trị xuất khẩu vào thị trường Canada năm 2022 đạt khoảng 1 tỷ USD, kỳ vọng duy trì được mức tăng trưởng cao trong năm 2023 do các tháng đầu năm tốc độ tăng trưởng nhóm hàng này vẫn đạt khoảng 10%.

Tuy nhiên, ngày 28/3, Canada đã công bố danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và GSP tăng cường kéo dài từ năm 2023- 2034. Việt Nam hiện đang được hưởng GSP tuy nhiên chỉ kéo dài đến ngày 31/12/2023.

“Chúng tôi đang tìm hiểu khả năng Việt Nam tiếp tục được hưởng theo chế độ GSP tăng cường, việc này rất quan trọng với ngành dệt may Việt Nam”, bà Trần Thu Quỳnh thông tin.

Xuất khẩu hàng hóa sang Canada sẽ đối diện với nhiều thách thức
Với mặt hàng thủy sản, khó khăn đối với mặt hàng của Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân Canada có xu hướng giảm dấu chân cacbon trong tiêu dùng và xu hướng quay về nhập khẩu sản phẩm từ khu vực Nam Mỹ

Theo ghi nhận của Thương vụ, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Canada ngoài sử dụng form xuất xứ từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) rất nhiều doanh nghiệp sử dụng form xuất xứ theo ưu đãi GSP.

Bởi lẽ, GSP cho phép dệt may Việt Nam sử dụng nguyên tắc xuất xứ từ cắt và may trở đi trong khi CPTPP quy định từ sợi trở đi. Nếu không được áp dụng GSP, nhiều sản phẩm của Việt Nam không đảm bảo vấn đề đầu vào.

Đây thực sự là thách thức không nhỏ cho Việt Nam bởi danh sách được hưởng GSP lần này Canada vẫn gia hạn cho 1 số đối thủ cạnh tranh lớn cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam như Bangladesh, Campuchia.

Với mặt hàng tấm pin nhiên liệu mặt trời, Việt Nam hiện đang xuất khẩu khoảng 500 triệu USD giá trị mặt hàng này vào Canada, chiếm 27% thị phần. Việc Hoa Kỳ có khả năng áp thuế chống bán phá giá đối với các nước sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc để sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời thì việc áp thuế này đối với sản phẩm của Việt Nam là hoàn toàn có thể.

Với mặt hàng thủy sản, khó khăn đối với mặt hàng của Việt Nam xuất phát từ nguyên nhân Canada có xu hướng giảm dấu chân cacbon trong tiêu dùng và xu hướng quay về nhập khẩu sản phẩm từ khu vực Nam Mỹ. Mặt khác, Canada đang đẩy mạnh ký kết nhiều hiệp định thương mại ở khu vực Nam Mỹ, Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, như Ecuado, xa hơn sẽ là Indonesia…

Những thách thức này đã tác động lên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Canada, nguy cơ sụt giảm mạnh thị phần. Đây là điều doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý cả về chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh về giá đối với đối thủ, đặc biệt khi họ có hưởng lợi từ các hiệp định thương mại.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Đảm bảo đủ xăng, dầu cho 6 tháng cuối năm

Bộ Công Thương vừa tổ chức cuộc họp với các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu về tình hình cung ứng xăng dầu cho thị trường 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 ngày giảm liên tiếp, đóng cửa giao dịch ngày đầu tuần (22/7), sắc xanh đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thủ tướng yêu cầu cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Thủ tướng yêu cầu cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 71/CĐ-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024 vừa ban hành.
Giá dầu nối dài suy yếu sang tuần thứ hai liên tiếp

Giá dầu nối dài suy yếu sang tuần thứ hai liên tiếp

Chốt tuần, giá dầu WTI giảm 2,94% xuống mức 78,64 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 2,82% về mức 82,63 USD/thùng.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH ngày 18/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin, báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Giảm lần thứ hai liên tiếp, giá xăng về sát 22.000 đồng/lít

Giảm lần thứ hai liên tiếp, giá xăng về sát 22.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước hôm nay (18/7) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 120 đồng.
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua khi giảm tiếp 0,88% về 2.216 điểm.
Bộ Công Thương sẽ cảnh báo sớm với các vụ việc phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương sẽ cảnh báo sớm với các vụ việc phòng vệ thương mại

Việt Nam đang đối mặt với hơn 200 vụ điều tra phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục đưa ra cảnh bảo, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng phó với các vụ điều tra.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận