Bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập - gợi ý từ kinh nghiệm quốc tế” vừa diễn ra ngày 28/3 đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ và đóng góp ý kiến đến từ nhiều chuyên gia, khách mời doanh nghiệp và đội ngũ giảng viên, sinh viên ngành Luật.
Những trò lừa móc túi người tiêu dùng tuần qua Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 Kiểm soát thương mại điện tử, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

Tham dự Hội thảo có đại diện đến từ Bộ Công thương, các luật sư, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia và giảng viên, sinh viên của trường.

Hiện nay, quá trình chuyển đổi số đã mang lại cơ hội kinh doanh mới cho nhà sản xuất nhưng cũng gây ra những rủi ro mới cho người tiêu dùng. Do đó, việc bảo vệ người tiêu dùng trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này. Bởi lẽ, bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội. Nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật với mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Các chuyên gia đầu ngành đã chỉ ra nhiều kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật, Singapore… đối với 2 vấn đề chính, đó là “sử dụng côn trùng làm thực phẩm” và “thịt nuôi trong phòng thí nghiệm” (cell-cultured meat - CCM). Theo các chuyên gia, đối với Việt Nam, côn trùng không phải là loại thực phẩm mới. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về điều kiện đảm bảo đối với thực phẩm về côn trùng. Điều này khiến cho các nhà sản xuất Việt Nam khó tiếp cận các thị trường côn trùng ở các quốc gia khác nhau hay các vấn đề về ngộ độc, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng...

Bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

CCM hay có thể hiểu là “thịt nhân tạo” cũng là một lĩnh vực mới, một loại thực phẩm mới cho nước ta. Hiện nay, pháp luật Việt Nam thiếu quy định về khái niệm thực phẩm mới nói chung và CCM nói riêng. Việt Nam chỉ mới ghi nhận loại thực phẩm biến đổi gen tại Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn.

Vấn đề đặt ra và được quan tâm là các quy định hiện hành của Luật An toàn Thực phẩm về thực phẩm nói chung hoàn toàn chưa giải quyết được các rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến CCM. Xuất phát từ sự khác biệt cơ bản giữa CCM và thịt truyền thống nói riêng và các sản phẩm thực phẩm khác nói chung, dẫn chiếu từ luật pháp quốc tế, nhóm tác giả cho rằng sự thay đổi, bổ sung trong quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam là điều cần thiết.

Xét từ kinh nghiệm quốc tế đối với bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, các chuyên gia về bảo vệ người tiêu dùng cần lưu ý: Quyền được thoả mãn các nhu cầu cơ bản trong tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm; quyền được an toàn khi tiêu dùng thực phẩm; quyền được thông tin về thực phẩm của người tiêu dùng; quyền được chọn lựa các sản phẩm tiêu dùng; quyền được lắng nghe; quyền được khiếu nại và bồi thường thiệt hại; quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng thực phẩm và cuối cùng là quyền được sử dụng thực phẩm sạch. Trong đó, “quyền được an toàn” của người tiêu dùng được các chuyên gia chú trọng nhất.

Cũng tại hội thảo, chủ đề “Bảo vệ thông tin người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng”. Bất cập nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động quảng cáo thương mại trên mạng xã hội; pháp luật liên minh châu Âu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với hoạt động quảng cáo của người có ảnh hưởng trên không gian mạng; giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các phương thức giải quyết tranh chấp đối với người tiêu dùng tại một số quốc gia, cũng được đưa ra bàn bạc và thảo luận.

Trọng tâm là các quy định hiện hành của Luật An toàn Thực phẩm về thực phẩm nói chung hoàn toàn chưa giải quyết được các rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến CCM. Xuất phát từ sự khác biệt cơ bản giữa CCM và thịt truyền thống nói riêng và các sản phẩm thực phẩm khác nói chung, dẫn chiếu từ luật pháp quốc tế, nhóm tác giả cho rằng sự thay đổi, bổ sung trong quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam là điều cần thiết.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, các nước tiên tiến trên thế giới đã chủ động xây dựng hệ thống pháp lý khá chặt chẽ, phù hợp với bối cảnh hội nhập hiện nay. Do đó, việc bảo vệ người tiêu dùng của họ được tối ưu hóa. Đối với một quốc gia như Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập thì việc học hỏi kinh nghiệm của họ trong việc bảo vệ người tiêu dùng là điều nên làm, và rất cần thiết trong hiện tại và tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1407/VPCP-NN ngày 20/2/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về thông tin báo chí phản ánh "Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo".
Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua thông tin nhận được từ quần chúng nhân dân, Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện một số đối tượng xấu đang thực hiện hành vi giả danh cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng để gọi điện cho người dân trên địa bàn nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Ngày 17/2, Công an TP. Hà Nội phát thông báo đề nghị nhân dân cảnh giác trước những cuộc gọi lạ, nhất là trong những ngày qua có nhiều đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều loại ma túy mới, thậm chí chưa có trong danh mục kiểm soát của Chính phủ được mua bán, sử dụng trái phép khiến công tác phòng ngừa, đấu tranh của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỷ đồng.
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Valentine vốn được xem là ngày lễ tình nhân, đây cũng là cơ hội để các đối tượng lừa đảo tình cảm hướng tới mục đích chiếm đoạt tài sản từ các nạn nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận