Xuất khẩu sang một số thị trường trong ASEAN tăng trưởng cao
![]() |
Hết tháng 2/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 95,83 tỷ USD |
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 2/2023 đạt 49,3 tỷ USD, tăng 5,9% tương ứng tăng 2,74 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 26,05 tỷ USD, tăng 10,3% và trị giá nhập khẩu là 23,25 tỷ USD, tăng 1,3%.
Lũy kế đến hết tháng 2/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 95,83 tỷ USD, giảm 13,4% tương ứng giảm 14,83 tỷ USD so với 2 tháng/2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 49,64 tỷ USD, giảm 10% và trị giá nhập khẩu đạt 46,2 tỷ USD, giảm 16,7%.
Trong tháng, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 2,8 tỷ USD. Tính trong 2 tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 3,44 tỷ USD.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore, Myanmar, Brunei có mức tăng trưởng dương, trong đó hai thị trường đáng chú ý là Thái Lan và Singapore.
Đối với thị trường Thái Lan, trong 2 tháng đầu năm, tuy tổng kim ngạch thương mại song phương giảm nhẹ 6% (chủ yếu do giảm kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam), xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Những mặt hàng xuất khẩu trong nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt giá trị và mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất (đạt 801 triệu USD, tăng 17,8%) bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 197,2 triệu USD, tăng 80%); Phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 118,6 triệu USD, tăng 30%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 95 triệu USD, tăng 6,3%).
Với nhóm hàng vật liệu xây dựng, mặt hàng sắt thép các loại chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất (đạt 58,3%, tăng 40%). Trong nhóm nhiên liệu, khoáng sản, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn xuất khẩu dầu thô lượng khá lớn sang Thái Lan, đạt giá trị 122,5 triệu USD, tăng 9%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 1,8 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2022. Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Thái Lan giảm gồm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 135,2 triệu USD, giảm 10,9%); Linh kiện, phụ tùng ô tô (đạt 117,3 triệu USD, giảm 12,1%)...
![]() |
Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường trong khu vực ASEAN tăng trưởng dương, trong đó hai thị trường đáng chú ý là Thái Lan và Singapore |
Đối với thị trường Singapore, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore cũng như kim ngạch từng chiều xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 1,49 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt 677,7 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore nằm trong nhóm chế biến, chế tạo, cụ thể: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 144,3 triệu USD, tăng 8,4%); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 121,9 triệu USD, tăng 27,65%); Phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 81,4 triệu USD, tăng 47,2%); Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (đạt 67,2 triệu USD, giảm 10,8%); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 41,5 triệu USD, tăng 13,1%).
Tổng cục Hải quan nhận định, kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore 2 tháng đầu năm (xuất khẩu nhiên liệu, khoáng sản đạt 38,25 triệu USD, tăng 129,5%; xuất khẩu nông, thủy sản đạt 31,2 triệu USD, tăng 12,4%; xuất khẩu vật liệu xây dựng đạt 15,1 triệu USD, giảm gần 74%).
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore đạt 812,6 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Singapore bao gồm: Xăng dầu các loại (đạt 387,6 triệu USD, tăng 203,9%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 65,4 triệu USD, giảm 29,5%); Sản phẩm khác từ dầu mỏ (đạt 61,1 triệu USD, tăng 6,7%); Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh (đạt 57,3 triệu USD, tăng 1,85%).
ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với khu vực thị trường ASEAN, Việt Nam có nhiều lợi thế như khoảng cách địa lý gần gũi, thị hiếu, văn hóa có nhiều điểm tương đồng; trong ASEAN có Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA), giữa Việt Nam và một số nước thành viên ASEAN có các thỏa thuận song phương tạo thuận lợi cho thương mại.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Cao Bằng đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu

Từ 4/12 sẽ bắt đầu Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023

Đã có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD

Cơ hội trong phát triển thương mại xanh

Triển lãm Food & Hotel Hanoi 2023: Cầu nối thương mại cho ngành thực phẩm - đồ uống và nhà hàng - khách sạn

Ngừng tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia

274 doanh nghiệp lọt danh sách sơ tuyển “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2022

8 điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Đọc nhiều / Mới nhận

Ban hành quy định số hiệu công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp

11 quy định đối với thí sinh thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

Chi bộ Thanh tra - Pháp chế, Nghiệp vụ- Tổng hợp cục QLTT Hưng Yên tổ chức sinh hoạt định kỳ tháng 12 năm 2023

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP
