Xuất khẩu thủy sản Quý I/2023 đạt trên 1,8 tỷ USD

Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến giữa tháng 3/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ. Tính chung 3 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ.
Nhiều thị trường tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam Xuất khẩu cá ngừ tăng đột phá tại các thị trường nhỏ Tận dụng CPTPP, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng gấp 3 lần Một số quy định cần biết khi xuất khẩu thuỷ sản sang Canada EVFTA “trợ lực” thúc đẩy xuất khẩu tôm sang EU tăng cao

VASEP cho biết, tính riêng tháng 3/2022, xuất khẩu thủy sản ước đạt 780 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vẫn giảm từ 8 - 39%. Đặc biệt, Quý I/2023, xuất khẩu tôm giảm 39%, cá tra giảm 23%, cá ngừ giảm 33%, mực bạch tuộc giảm 8%. Tuy nhiên, xuất khẩu các loài cá biển khác vẫn tăng trưởng dương 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hết Quý I/2023, xuất khẩu tôm mang về 577 triệu USD, giảm 40%, cá tra đạt 447 triệu USD, thấp hơn 32% so với cùng kỳ và cá ngừ giảm 31% đạt 179 triệu USD. Trong khi đó, mực, bạch tuộc cũng thấp hơn 8% so với cùng kỳ đạt 54 triệu USD. Riêng XK các loài cá biển vẫn tăng nhẹ 3% đạt 435 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản Quý I/2023 đạt trên 1,8 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản Quý I/2023 đạt trên 1,8 tỷ USD

Cũng theo dự báo từ VASEP, thị trường thế giới vẫn bị tác động nặng nề bởi lạm phát, kinh tế suy giảm khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu giảm và giá nhập khẩu cũng giảm theo.

“Dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ hồi phục dần từ Quý II sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU thu hút thêm các bạn hàng đến với Việt Nam”, VASEP thông tin và đưa ra những nhận định xu hướng xuất khẩu một số sản phẩm thủy sản trong nửa đầu năm 2023, cụ thể:

Thứ nhất, xuất khẩu tôm sẽ hồi phục chậm vì cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Bên cạnh đó, cá tra sẽ khả quan hơn trong bối cảnh lạm phát và kinh tế suy giảm ở nhiều thị trường và có thêm cơ hội lớn sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn sau Covid.

Đáng lưu ý, trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu các loài cá biển sẽ tiếp tục tăng, trong đó có đóng góp ngày càng lớn của hàng gia công, xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu như cá hồi, cá tuyết cod, cá minh thái.

“Tại các thị trường lớn như Mỹ, EU đang có xu hướng tăng tiêu thụ các sản phẩm truyền thống tại các siêu thị cho người tiêu dùng châu Á. Do vậy, xuất khẩu hàng khô (cá, tôm, mực), nước mắm, chả cá, đồ hộp sẽ tăng”, VASEP dự báo.

Mặt khác, VASEP cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất, nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn vì các nhà xuất khẩu và các thương gia các nước cũng tập trung vào thị trường này sau mở cửa. Xuất khẩu sang các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc khó bứt phá vì lạm phát khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và giá nhập khẩu trung bình giảm so với năm trước.

Từ thực tế biến động thị trường, VASEP lưu ý, các doanh nghiệp thủy sản có điều chỉnh hợp lý các sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ, với Trung Quốc thì ngoài sản phẩm đông lạnh, doanh nghiệp nên tận dụng lợi thế về vị trí địa lý gần để tăng xuất khẩu tôm, hải sản tươi/sống cho phân khúc nhà hàng, khách sạn, du lịch.

Với các thị trường lớn khác như Mỹ, EU... doanh nghiệp quan tâm hơn đến xu hướng nhập khẩu hàng cho các siêu thị châu Á, nghĩa là các dòng sản phẩm truyền thống của người châu Á vẫn đang hút khách: hàng khô, nước mắm, mắm ruốc…

Trong thời gian qua, các Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Ngoại giao đã tích cực xúc tiến nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hội nghị, diễn đàn kết nối giao thương với một số thị trường. Các doanh nghiệp thủy sản mong muốn tiếp tục được tham gia các chương trình giao thương như vậy với các thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm để tìm kiếm bạn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Nhằm mang đến cơ hội quan trọng để phân tích và tối ưu hóa các lợi ích mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể mang lại cho các quốc gia thành viên và các đối tác tại Châu Mỹ, ngày 2/10/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ”.
Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô

Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua, nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh, là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngày 30/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9/2024 với chủ đề “Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tham dự hơn 10 cuộc làm việc, gặp gỡ song phương cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các Cơ quan quản lý, giới học giả và nhiều Tập đoàn lớn của Hoa Kỳ.
Giá xăng dầu tăng khá mạnh, xăng RON 95 vượt 20.500 đồng/lít

Giá xăng dầu tăng khá mạnh, xăng RON 95 vượt 20.500 đồng/lít

Từ 15 giờ hôm nay 26/9, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng mạnh, trong đó xăng RON 95 tăng 756 đồng/lít, lên mức giá mới 20.518 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Ngày 25 tháng 9 năm 2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phân loại theo các mã HS 4411.12.00, 4411.13.00, 4411.14.00, 4411.92.00, 4411.93.00 và 4411.94.00 (mã vụ việc: AD21).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận