3 xu hướng định hình thương mại điện tử năm 2022

Năm 2021 đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội tại việt nam cũng như trên thế giới. Thế nhưng cũng chính đại dịch này, thương mại điện tử (TMĐT) lại có những cú bứt tốc ngoạn mục để trở thành cứu cánh cho giao dịch thương mại nói chung và trở thành kênh mua sắm quen thuộc, an toàn cho người tiêu dùng.
Thương mại điện tử nhộn nhịp mùa Tết Điều kiện để sàn thương mại điện tử nước ngoài hoạt động ở Việt Nam Thương mại điện tử - phương thức xuất khẩu tiềm năng trong UKVFTA Hàng giả tràn lan trên các trang thương mại điện tử

Theo báo cáo của Tập đoàn Google và Temasek, quy mô, thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 tăng trưởng đến 53% so với 2020, lên 13 tỷ USD. Cũng theo báo cáo này, Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới từ khi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), trong đó 55% đến từ các khu vực không phải thành thị; 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai. Trong khi đó, 30% nhà bán hàng kỹ thuật số tin rằng họ không thể vượt qua đại dịch nếu không có các nền tảng kỹ thuật số.

Vậy trong năm 2022 này thì sao? Đâu sẽ là những bệ đỡ giúp củng cố cho lĩnh vực TMĐT phát triển? Tạp chí Quản lý thị trường xin đưa ra 3 xu hướng nổi bật trong năm nay:

1. Tiếp tục cuộc cách mạng cải tổ trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận

Từ yêu cầu tránh tiếp xúc trực tiếp, tránh tập trung đông người nhằm hạn chế lây lan dịch Covid - 19, giao nhận hàng hóa trong TMĐT lại càng có cơ hội phát triển. Nhưng cũng cần thẳng thắn thừa nhận, lĩnh vực giao nhận hàng hóa, đặc biệt là giao hàng chặng cuối còn phải cải tổ rất nhiều để mong có thể đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe của người tiêu dùng.

3 xu hướng định hình thương mại điện tử năm 2022

Những người tiêu dùng trẻ tuổi ngày càng yêu cầu việc giao hàng hóa mà họ mua linh hoạt hơn và nhanh hơn, đồng thời mạng lưới giao nhận cũng cần vươn xa hơn tới các khu vực nông thôn. Chính vì thể, dịch vụ giao nhận trong ngày sẽ trở nên phổ biến hơn nữa.

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, phân phối đa tầng và ứng dụng mạnh mẽ phần mềm trong quản lý giao hàng chặng cuối sẽ trở thành những chủ đề hot được quan tâm trong năm 2022 và sẽ được nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao hàng chú trọng đầu tư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng cần chú ý tới điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ đối với nhân công làm trong lĩnh vực giao hàng. Hình ảnh, vai trò của đội ngũ shipper cũng sẽ được cải thiện hơn trong mắt người dân.

2. Thời của D2C đến rồi, liệu có ai cản được không?

D2C - Dirrect to Consumer - hay có tên gọi khác là bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Bạn cứ thử hình dung một tình huống sau: ngày hôm nay bạn đi dạo trong siêu thị Aeon Mall, bất chợt bạn liếc thấy chiếc áo len thật bắt mắt của hãng Canifa qua ô cửa kính, nhưng bạn lướt qua và không mua nó. Khi về tới nhà, bạn có thể truy cấp vào website của công ty Canifa.com hay vào các sàn TMĐT để tìm sản phẩm đó. Tôi cược là bạn sẽ làm theo cách thứ nhất. Đây chính là hành vi phổ biến hiện nay của người tiêu dùng.

3 xu hướng định hình thương mại điện tử năm 2022

Hành vi này mới chỉ xuất hiện phổ biến trong vòng 5 năm trở lại đây và nó sẽ trở thành một trong những xu hướng chủ đạo trong năm nay. Các nhà sản xuất bán hàng có thương hiệu ngày càng có cơ hội tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng thông qua kênh này.

Ngay cả trên thế giới cũng vậy, gần đây Nike đã dừng gian hàng của họ trên Amazon và eBay để tập trung cho việc bán hàng trực tiếp trên chính website của họ với tên miền Nike. com. Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang được các nhà sản xuất nhắm đến.

3. Đầu tư mạnh cho VIDEO và KOC

Cả thế giới đang phát cuồng với "Mobile first". Người dùng Internet ngày nay gần như đồng nhất với người dùng điện thoại thông minh. Điều này thúc đẩy các nền tảng video short như Tiktok vượt lên trở thành app số 1 được cài đặt trên toàn cầu. Instagram, Youtube short, Watch của FB vì vậy cũng bùng nổ. Để tiếp cận người dùng, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang chuyển dịch và tập trung vào Video Marketing. Từ thời trang, hãng xe ô tô, FMCG. Video marketing sẽ là xu hướng nổi bật nhất trong 2022.

Vậy KOC là gì?

Chắc bạn đã từng quen với thuật ngữ KOL (Key Opinion Leaders) hay chúng ta vẫn quen gọi là những người nổi tiếng dẫn dắt dư luận. Nhưng năm 2022 này còn chứng kiến một làn sóng tham gia của các KOC - Key Opinion Consumers - hay còn được hiểu là những người tiêu dùng đánh giá sản phẩm rồi giới thiệu cho chúng ta về nó.

Theo nghiên cứu tại Trung Quốc, thời gian người dùng sử dụng mạng xã hội chiếm 50% thời gian là theo dõi các thông tin về người nổi tiếng (KOL), 45% là tiêu thụ các nội dung là do các KOC đánh giá, 30% là thông tin do bạn bè đề xuất

Sự tin cậy, thú vị mà thông tin từ KOL, KOC mang tới là kênh marketing vô cùng hiệu quả. Các doanh nghiệp càng ngày càng tận dụng xu hướng này để điều hướng truy cập, tăng nhận diện thương hiệu, gây thiện cảm với người dùng và hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng doanh thu, lợi nhuận.

KOC - họ chính là những người tiêu dùng. Mỗi ngày mua sản phẩm, trải nghiệm và chia sẻ những góc nhìn, đánh giá chân thật của mình. Họ không khen 1 chiều về sản phẩm như KOL, mà bằng chuyên môn và kinh nghiệm của mình, họ đánh giá cả mặt tốt, lẫn chưa tốt. So sánh các sản phẩm, góp ý cho cả brand, lẫn người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Kinh tế 10 tháng: Tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực

Sáng 6/11, Tổng cục Thống kê công bố Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Theo đó, nhiều lĩnh vực đạt kết quả đáng ghi nhận, như: Thu hút đầu tư nước ngoài; xuất nhập khẩu; sản xuất công nghiệp; số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh.
Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 496/TB-VPCP ngày 29/10/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Buổi Gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Những kết quả đạt được về Kinh tế - xã hội là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn. Lạm phát trong tầm kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định…
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam

Chiều ngày 27/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 4 tập đoàn hàng đầu của nước này trong các lĩnh vực hạ tầng, cảng biển, logistics, khu công nghiệp, giao thông vận tải, tư vấn chiến lược.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận