5 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại nửa cuối năm

Bộ Công Thương cho biết, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Chính phủ giao trong năm 2023, trong nửa cuối năm, ngành sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng...
Thúc đẩy đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam Chỉ số sản xuất công nghiệp có dấu hiệu khởi sắc Nhất trí giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 5/2023
5 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại nửa cuối năm
Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Chính phủ giao trong năm 2023, trong nửa cuối năm, ngành Công Thương tập trung thực hiện 5 giải pháp thúc đẩy công nghiệp, thương mại phát triển

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho biết, dự báo, nửa cuối năm, tình hình kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, do vậy, toàn ngành không được lơ là, chủ quan, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để sẵn sàng các phương án giải pháp ứng phó kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu đạt ra của ngành.

Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Chính phủ giao năm 2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 8-9%; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%, duy trì xuất siêu; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 8-9%; Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng khoảng 8-9,7%... do đó, trong 6 tháng cuối năm, ngành Công Thương tập trung thực hiện 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp:

Một là, tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Tập trung cao để hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ngành Công Thương năm 2023, các dự án sửa đổi, bổ sung các Luật và các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành.

Các địa phương khẩn trương chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 làm cơ sở xây dựng Chiến lược, Chương trình hành động và các Đề án phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn giai đoạn đến năm 2030; Tiếp tục cập nhật để rà soát các nội dung phát triển công nghiệp, thương mại, năng lượng để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, phù hợp với quy hoạch quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành. Bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp và thương mại của địa phương.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội trong tình hình mới.

Trong đó, tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội trong tình hình mới ngay sau khi Nghị quyết được ban hành.

Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực để kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Rà soát tồn đọng ở các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng, tháo gỡ khó khăn để sớm đi vào vận hành dự án. Đồng thời, bám sát tiến độ, tháo gỡ khó khăn để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, than, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản... nhằm gia tăng năng lực sản xuất mới.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để cung ứng điện cho nền kinh tế, bao gồm: Điều tiết việc cung cấp than, sản xuất, nhập khẩu than; khai thác hiệu quả nhất các nguồn thuỷ điện; Khẩn trương hoàn tất đàm phán với chủ đầu tư các dự án điện gió, điện mặt trời đủ điều kiện theo quy định để có thể phát điện ngay lên hệ thống điện quốc gia; Tăng cường truyền thông về công tác tiết kiệm điện.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nguồn; trình Chính phủ chiến lược phát triển năng lượng sạch như hydrogen xanh, amoniac xanh; Khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện 8 và Chiến lược phát triển ngành Điện; Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Điện lực sửa đổi; Luật về năng lượng tái tạo và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là đối với các nội dung liên quan đến khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời, điện gió, hợp đồng mua bán điện, cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế đặc thù trong đầu tư phát triển các dự án NLTT... hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, nhất là thủ tục pháp lý để sớm đưa các dự án điện (nhất là các dự án năng lượng tái tạo) đi vào vận hành thương mại, tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

5 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại nửa cuối năm
Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các đơn hàng mới để tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, tạo các đơn hàng mới để tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thúc đẩy sản xuất cho các doanh nghiệp: (i) Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, nhất là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh XK, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội từ các Hiệp định; (ii) Đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. (iii) Mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam thông qua công tác XTTM, công tác Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phát triển thương mại điện tử; (iv) Tổ chức kết nối giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp lớn toàn cầu, tham gia vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.

Bốn là, tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường trong nước: Tiếp tục thực hiện các biện pháp cân đối cung cầu, bình ổn thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, làm tiền đề triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước và các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

Triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước; Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa thông qua khuyến khích các hệ thống phân phối hiện đại tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử; Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, Đề án về phát triển thị trường trong nước…

Năm là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủy sản Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác lớn thứ 5 tại Singapore trong 2 quý liên tiếp

Thủy sản Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác lớn thứ 5 tại Singapore trong 2 quý liên tiếp

Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 546,14 triệu SGD, giảm 3,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Công Thương khuyến nghị giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh cước vận tải biển tăng cao

Bộ Công Thương khuyến nghị giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh cước vận tải biển tăng cao

Bộ Công Thương nêu lên 6 giải pháp để ứng phó với tình trạng cước vận tải biển tăng cao, nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa.
Quảng bá sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Croatia

Quảng bá sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Croatia

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hoá Việt Nam tại Croatia”, đầu tháng 7 vừa qua, Thương vụ Hungary đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tổ chức buổi trưng bày, quảng bá, giới thiệu hàng xuất khẩu Việt Nam tại thủ đô Zagreb.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều trần chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều trần chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa nhận được thông tin về việc Tổng cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ (DGI) thông báo tổ chức phiên điều trần trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Croatia, Jordan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand bên lề Phiên họp mở rộng Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand bên lề Phiên họp mở rộng Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7

Ngày 16 tháng 7 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Phiên họp mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Reggio di Calabria, Ý, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp xúc và làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận