Bắc Giang đặt mục tiêu xuất khẩu 1.500 tấn vải thiều đi Mỹ

Năm 2023, thời tiết thuận lợi, các trà vải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sinh trưởng, phát triển tốt, dự báo sản lượng vải toàn tỉnh đạt trên 180.000 tấn. Trong đó, vải dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với 17 mã số vùng trồng, diện tích 205 ha, sản lượng đạt 1.500 tấn.
Quả vải Việt Nam được bày bán trong hệ thống siêu thị lớn tại Hoa Kỳ Vải thiều tươi lần đầu tiên được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu tại Móng Cái Bất chấp cước phí cao, vải Việt Nam cấp tập bay đến Úc Quả vải Việt Nam được người dân Nhật Bản đón nhận Kết nối tiêu thụ vải thiều Hải Dương với các thị trường trong và ngoài nước

Đây là thông tin được Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang Trần Quang Tấn đưa ra tại Hội nghị trực tuyến “Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế tỉnh Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ năm 2023” diễn ra ngày 26/4 nhằm mục đích đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Theo Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang Trần Quang Tấn, vải thiều của tỉnh đang trở thành thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc.

Năm 2023, thời tiết thuận lợi, các trà vải trên địa bàn tỉnh sinh trưởng, phát triển tốt, dự báo sản lượng vải toàn tỉnh năm 2023 trên 180.000 tấn (sản lượng vải sớm khoảng 60.000 tấn; vải chính vụ 120.000 tấn). Trong đó, vải dự kiến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ với 17 mã số vùng trồng (được Hoa Kỳ cấp mã số IRADS), diện tích là 205 ha, sản lượng đạt 1.500 tấn.

Thời gian thu hoạch vải thiều sớm dự kiến từ ngày 20/5, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6 đến ngày 30/7/2023.

Bắc Giang đặt mục tiêu xuất khẩu 1.500 tấn vải thiều đi Mỹ
Các đại biểu ký kết xuất khẩu vải thiều sang Mỹ tại điểm cầu Bắc Giang hôm 26/4

Chia sẻ về quy trình sản xuất và tiêu thụ vải thiều, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang khẳng định, từ chính quyền đến người trồng vải luôn đặt chất lượng lên hàng đầu; bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc làm chỗ đứng bền vững ở thị trường trong và ngoài nước.

Xác định Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng, có sức mua lớn, và là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, với các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Do đó, vải thiều hay các sản phẩm nông sản của tỉnh khi xuất khẩu vào thị trường này còn gặp nhiều khó khăn như: Chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cao; chưa có công nghệ bảo quản vải thiều để vận chuyển bằng đường biển; việc chiếu xạ còn hạn chế...

Để việc xuất khẩu vải thiều vào thị trường Hoa Kỳ được thuận lợi, tỉnh Bắc Giang đề nghị các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương tiếp tục quan tâm và có những định hướng giúp tỉnh Bắc Giang trong các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều và mặt hàng có thế mạnh của tỉnh Bắc Giang ở thị trường Hoa Kỳ; hỗ trợ thông tin về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, quy trình thủ tục, chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… và các hàng rào kỹ thuật của thị trường châu Âu, châu Mỹ.

Cùng đó, quan tâm giới thiệu, mời gọi và kết nối các doanh nhân Hoa Kỳ và các doanh nhân người Việt tại Hoa Kỳ có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản. Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội giúp Bắc Giang và phối hợp với các doanh nghiệp đề nghị các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan chức năng để việc chiếu xạ đến thị trường Hoa Kỳ được thực hiện tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội...

Bắc Giang đặt mục tiêu xuất khẩu 1.500 tấn vải thiều đi Mỹ
Ông Đỗ Ngọc Hưng cho rằng, Bắc Giang cần tiếp tục phối hợp để hưởng ưu đãi giá bay thẳng đối với vải thiều của Việt Nam sang Hoa Kỳ, gỡ khó về giá cước

Tham dự trực tuyến Hội nghị, tại đầu cầu Hoa Kỳ, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khẳng định, đơn vị luôn nỗ lực quảng bá sản phẩm Bắc Giang tại các sự kiện do Thương vụ phối hợp tổ chức. Để xuất khẩu vải thiều thành công sang thị trường Hoa Kỳ, theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Bắc Giang cần tiếp tục phối hợp để hưởng ưu đãi giá bay thẳng đối với vải thiều của Việt Nam sang Hoa Kỳ, gỡ khó về giá cước. Đồng thời lựa chọn công nghệ bảo quản phù hợp, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nhập khẩu của Hoa Kỳ.

Đáng chú ý, ngay tại Hội nghị lần này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cũng cho biết, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Bắc Giang đặc biệt coi trọng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Do vậy, tỉnh đã xây dựng kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế, kế hoạch xuất, nhập khẩu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những giải pháp xuất khẩu hàng hóa cụ thể, đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh.

Phó Chủ tịch tỉnh Phan Thế Tuấn nhấn mạnh, xác định Mỹ là thị trường lớn, tiềm năng, Bắc Giang đã tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất để phục vụ thị trường.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương cụ thể hóa từng nhóm vấn đề như: Tập trung vào khâu sản xuất, nâng cao chất lượng quả vải thiều; điều kiện để xuất khẩu vải thiều vào thị trường Mỹ; kết nối trong hoạt động xuất khẩu; giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Tại hội nghị này, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang một lần nữa khẳng định lại cam kết: Tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Bắc Giang đầu tư sản xuất, hoạt động thương mại, xuất, nhập khẩu hàng hóa.

Do đó, Sở Công Thương được giao trọng trách là cơ quan đầu mối tiếp nhận kiến nghị, góp ý của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu vải thiều và các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; phối hợp với cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ để nắm chắc thị trường, quy định của Chính phủ Mỹ về hoạt động xuất, nhập khẩu, kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.

Các huyện Lục Ngạn, Tân Yên quản lý chặt chẽ mã vùng trồng vải thiều, mã số cơ sở đóng gói tại địa phương; chuẩn bị đầy đủ điều kiện hỗ trợ thu hoạch vải thiều, khắc phục tất cả tồn tại của những năm trước, bảo đảm tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2023 thành công.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủy sản Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác lớn thứ 5 tại Singapore trong 2 quý liên tiếp

Thủy sản Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác lớn thứ 5 tại Singapore trong 2 quý liên tiếp

Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 546,14 triệu SGD, giảm 3,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Công Thương khuyến nghị giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh cước vận tải biển tăng cao

Bộ Công Thương khuyến nghị giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh cước vận tải biển tăng cao

Bộ Công Thương nêu lên 6 giải pháp để ứng phó với tình trạng cước vận tải biển tăng cao, nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa.
Quảng bá sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Croatia

Quảng bá sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Croatia

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hoá Việt Nam tại Croatia”, đầu tháng 7 vừa qua, Thương vụ Hungary đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tổ chức buổi trưng bày, quảng bá, giới thiệu hàng xuất khẩu Việt Nam tại thủ đô Zagreb.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều trần chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều trần chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa nhận được thông tin về việc Tổng cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ (DGI) thông báo tổ chức phiên điều trần trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Croatia, Jordan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand bên lề Phiên họp mở rộng Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand bên lề Phiên họp mở rộng Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7

Ngày 16 tháng 7 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Phiên họp mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Reggio di Calabria, Ý, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp xúc và làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận