Quả vải Việt Nam được người dân Nhật Bản đón nhận
2022 là năm đầu tiên Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và các doanh nghiệp giới thiệu trực tiếp quả vải tươi tới khách tham quan trong Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản.
Lễ hội được tổ chức tại Thủ đô Tokyo, diễn ra từ ngày 4-5/6/2022. Đây là sự kiện nằm trong chiến dịch quảng bá hình ảnh Việt Nam ở Nhật Bản, qua đó góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.
Lễ hội năm 2021 có sự tham gia của hơn 40 gian hàng của các doanh nghiệp, tổ chức, thu hút khoảng 30.000 lượt khách tham quan.
Điểm mới của buổi lễ năm nay là Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và hai doanh nghiệp: Công ty CP Ameii Việt Nam, Công ty CP Xuất nhập khẩu Toàn Cầu giới thiệu trực tiếp vải tươi tới khách tham quan lễ hội. Du khách sẽ được trải nghiệm và có cơ hội ăn thử và cảm nhận vị ngon của trái vải tươi.
"Sự kiện nhằm giới thiệu các nông sản của Việt Nam, trong đó có quả vải thiều tươi, tới người tiêu dùng Nhật Bản và người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản, góp phần giúp trái vải tươi Việt Nam ngày càng được biết đến, được đón nhận và yêu mến hơn tại Nhật Bản", ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết.
![]() |
Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản được tổ chức tại Thủ đô Tokyo, diễn ra từ ngày 4-5/6/2022. Ảnh TTXVN |
Cũng theo ông Tạ Đức Minh, trong hai vụ 2020 và 2021, trái vải tươi Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản rất thành công với lượng nhập khẩu năm đầu tiên đạt khoảng 40 tấn và tăng cao trong năm tiếp theo,
Trái vải Việt Nam chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng tại Nhật Bản, đặc biệt là số lượng lớn cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, những lô hàng vải chín sớm của Bắc Giang và Hải Dương đã cập cảng Nhật Bản bằng đường hàng không. Trước đó nhiều tháng, doanh nghiệp hai nước đã trao đổi và thống nhất về kế hoạch đưa trái vải tươi Việt Nam vào Nhật Bản trong mùa vụ 2022.
Nhật Bản là quốc gia có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Năm 2022, nước này đưa ra yêu cầu kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với các lô hàng vải từ Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã thông báo thông tin này về nước, nhằm nhanh chóng khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đảm bảo chất lượng trái vải, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của Nhật Bản.
Tại lễ hội năm nay, trái vải được đóng gói theo túi 1kg, 2kg hay 5kg, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu từ tiêu dùng cá nhân, đến mua làm quà tặng cho bạn bè, đối tác…
Chia sẻ với TTXVN, bà Miyasaka Maiko, Hội trưởng Hội cựu sinh viên Rotary, nói: “Đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức quả vải thiều của Việt Nam. Nó rất mọng nước và ngon. So với các loại vải khác ở Nhật Bản, tôi thấy quả vải của Việt Nam rất ngon.”
Chị Keiko, một khách thăm quan, cho biết: “Nhật Bản không có vải thiều. Gần đây, tôi mới được thưởng thức quả vải của Việt Nam. Tôi thấy vải thiều của Việt Nam ngon nhất.”
![]() |
Quả vải Việt Nam được người dân Nhật Bản đón nhận |
Tại lễ hội, ngoài việc quảng bá sản phẩm, một số công ty đã có sáng kiến giới thiệu về hành trình tới Nhật Bản của quả vải thiều Việt Nam nhằm giúp người tiêu dùng nước này hiểu rõ hơn về quy trình quản lý chất lượng và tuyển chọn hoa quả.
Ông Nguyễn Ngọc Hà, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kome cũng cho biết, đây là một hành trình rất gian nan, đòi hỏi các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt như phải lấy mẫu xét nghiệm 5 lần trước khi thu hái để đảm bảo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phải được phân loại, xử lý, làm mát, khử khuẩn, tiệt trùng và đóng gói theo tiêu chuẩn Nhật Bản, phải có độ ngọt trên 17-18% độ Brix…
Vì vậy, ông Hà nhấn mạnh các nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đều là những sản phẩm có chất lượng rất cao.
Sau thành công của một số hoa quả tươi Việt Nam ở thị trường Nhật Bản, Chính phủ nước này dự kiến sẽ tiếp tục cấp phép nhập khẩu cho quả nhãn của Việt Nam trong năm nay.
Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 theo sáng kiến của cố Thượng nghị sỹ Iwao Matsuda nhân dịp kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Đây là một trong những lễ hội thường niên lớn nhất ở thủ đô Tokyo.
Sự kiện này không chỉ giúp quảng bá văn hóa và ẩm thực Việt Nam tới người dân Nhật Bản, mà còn góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm chính thức Indonesia và Ban Thư ký ASEAN

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan

Giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu

Bộ Công Thương công bố các Quyết định về công tác cán bộ

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai công tác kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo bộ máy mới

Sau sắp xếp, Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu đạt 8% trở lên

Bộ Công Thương ban hành thông tư mới về giá dịch vụ truyền tải điện
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
