Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định
Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích tiêu dùng mà còn thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, cá nhân, tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, trong mặt trận chống buôn lậu hàng giải hàng nhái, mục tiêu cuối cùng là bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính và quyền của người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện nay đôi khi ở thế rất bất lợi việc muốn mua hàng hóa nhưng lại k mua đc sản phẩm mình mong muốn, kém chất lượng, hàng giả như nhà sản xuất, bán hàng cam kết. Hơn nữa tôi nghĩ rằng để tạo thị trường lành mạnh công tác chống gian lận để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp là rất quan trọng và lực lượng QLTT coi đây là mục tiêu chiến lược, cốt lõi.
Xác định được mục tiêu chiến lược, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025. Trong đó, xác định, kiểm tra, kiểm soát giám sát hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử, trên các nền tảng mạng xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; ký cam kết với các sàn thương mại điện tử lớn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi đưa lên sàn các sản phẩm nhập lậu, hàng giả. Bên cạnh đó, để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái tác động đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục QLTT, lực lượng QLTT cả nước đã đấu tranh, trấn áp, phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại trên môi trường điện tử.
"Trong thời gian tới, chúng tôi có kế hoạch để tiếp tục tấn công vào mặt trận, hàng giả, đặc biệt là hàng giả trên môi trường internet thì trong đó mỹ phẩm, sản phẩm tiếp tục là những cái mặt hàng trọng điểm. Bởi vì là cái số lượng mua hàng rất là lớn, cho nên là những cái đối tượng sản xuất, buôn bán, kinh doanh ở những cái mặt hàng này có động cơ để sản xuất kinh doanh nhập lậu cũng như làm giả”, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Với mục tiêu tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các thương nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, trong năm 2022, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan chức năng gỡ bỏ 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; chặn 5 website có dấu hiệu lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng đã tiếp nhận hàng chục ngàn cuộc gọi phản ánh của người tiêu dùng trên các lĩnh vực.
Theo bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), chỉ riêng trong năm 2022, Cục đã nhận được khoảng trên 15.000 cuộc gọi tư vấn từ người tiêu dùng. Điều đó chứng tỏ ra là người tiêu dùng đã ý thức rất rõ về quyền lợi hợp pháp của mình và điều đó cũng chứng tỏ rằng cái sự tư vấn của các cơ quan nhà nước không chỉ là ở cuộc cạnh tranh và bảo vệ cơ sở Bộ Công Thương mà ở các sở cũng đã thực hiện rất là tốt vai trò của mình.
Còn theo bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, năm nay, Sở tập trung sâu hơn vào cái bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, người tiêu dùng hay không được tiếp cận trực tiếp với các cái hàng hóa, những sản phẩm dịch vụ mà mình sẽ mua sắm, do đó, dễ bị các cái đối tượng mà lừa dối thế và tập trung hỗ trợ những cái thông tin và giải quyết ngay những cái thông tin khi có những cái phản hồi của người tiêu dùng liên quan đến các cái doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xây dựng, bán và xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.
Để nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, các cơ quan nhà nước, lực lượng chức năng sẽ tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường, cũng như kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đối với các cá nhân và tổ chức khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và không được giải quyết thỏa đáng có thể phản ánh, khiếu nại tới cơ quan quản lý nhà nước hoặc qua tổng đài 1800-6838 để được tư vấn, hướng dẫn.