Bộ Công Thương giải đáp nhiều vấn đề nóng dịp cuối năm

Chiều 12/1/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - Người phát ngôn Bộ Công Thương đã chủ trì buổi họp báo thường kỳ Quý IV và cả năm 2021. Điện, Quy hoạch điện VIII, giải tỏa ùn ứ, tận dụng FTAs... là những vấn đề làm nóng họp báo.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành biểu dương công tác quản lý thị trường Chính phủ giao 5 nhiệm vụ lớn cho ngành Công Thương năm 2022 Ngành Công Thương tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 Bộ trưởng Công Thương: Chủ động nguồn cung, ưu tiên tối đa cấp ôxy cho y tế

Dấu ấn của ngành Công Thương năm 2022

Nhắc lại những thành tích đã đạt được trong năm 2021, Người phát ngôn của Bộ Công Thương - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, năm 2021 dịch bệnh Covid-19 đã tác động gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với năm 2020, do thời gian thực hiện giãn cách xã hội dài hơn, đặc biệt là dịch bệnh đã tấn công vào các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Trong bối cảnh đó, sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng tích cực, cơ bản giữ được chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong và ngoài. Cơ cấu nội ngành tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai khoáng.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của công nghiệp, với mức tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GDP của cả nước và đóng góp tới 86,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

>... làm nóng họp báo Bộ Công Thương cuối năm 2021
Người phát ngôn Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chủ trì buổi họp báo thường kỳ Quý IV và cả năm 2021

Đặc biệt, năm 2021 ấn tượng nhất với kết quả xuất nhập khẩu khi tiếp tục tạo kỷ lục mới với tổng kim ngạch ước đạt gần 670 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 336 tỷ USD, tăng 19%. Nhập khẩu ước đạt 332 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020 và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 90% kim ngạch nhập khẩu. Cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với giá trị khoảng 4 tỷ USD.

Mặt khác, trong năm, thị trường trong nước tương đối ổn định, cơ bản đảm bảo được cân đối cung cầu, đặc biệt là cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong vùng dịch. Thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả một lượng lớn nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh những thành tích đạt được, Người phát ngôn Bộ Công Thương cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phát triển ngành Công Thương năm 2021. Theo Thứ trưởng, năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch, năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện; mức độ liên kết và giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế; liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu.

Không chỉ vậy, trong năm, xuất khẩu tăng mạnh nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu chưa được như mong muốn…

“Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động dịch vụ và làm giảm cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước khiến doanh thu bán lẻ trong nước đạt thấp. Trật tự thị trường mặc dù được tăng cường kiểm soát nhưng tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại (kể cả trên môi trường internet) vẫn còn diễn biến phức tạp”, Thứ trưởng thẳng thắn nêu rõ.

>... làm nóng họp báo Bộ Công Thương cuối năm 2021
Tại họp báo Thứ trưởng đã nhắc lại những thành tích mà ngành Công Thương đã đạt được trong năm qua, trong đó ấn tượng nhất là kết quả xuất nhập khẩu cả năm, đạt gần 670 tỷ USD

Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 ở mức 6- 6,5%, ngành Công Thương phấn đấu: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 7-8 %; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-8%; Cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 7-8%; Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; điện thương phẩm tăng 7,1 -9,1%.

Hiện thực hóa các mục tiêu này, trước hết, Bộ Công Thương chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng thể chế; đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tập trung thực hiện đồng bộ và hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các quy định về TBT, SPS, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ. Chú trọng quản lý nhập khẩu…

Đảm bảo cung ứng đủ điện trong mọi tình huống

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cùng Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã trả lời nhiều câu hỏi được các cơ quan báo chí quan tâm.

Liên quan đến tình hình cung ứng điện năm 2022, ông Nguyễn Tuệ Quang - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3063 ngày 31/12/2021 về phê duyệt kế hoạch cung cấp điện của toàn ngành điện năm 2022. Dự kiến sản lượng điện sản xuất và mua của toàn hệ thống điện năm 2022 khoảng 275,5 tỷ kwh, tăng khoảng 7,88 % so với năm 2021.

Dự kiến việc cung ứng điện năm 2022 về cơ bản được đảm bảo mà không phải thực hiện cắt giảm điện. Không có hiện tượng bất thường xảy ra, trong trường hợp thời tiết cực đoan.

Tuy nhiên, trong một số thời điểm có thể có hiện tượng quá tải cục bộ của lưới điện trung hạ, do vậy, Bộ đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên thường xuyên theo dõi tăng trưởng phụ tải điện, theo dõi các điều kiện vận hành hệ thống thị trường, cũng như đảm bảo vận hành và cung cấp điện an toàn, ổn định tin cậy cho hệ thống điện của toàn đất nước.

Bộ Công Thương giải đáp nhiều vấn đề nóng dịp cuối năm
Ông Nguyễn Tuệ Quang chia sẻ, dự kiến việc cung ứng điện năm 2022 về cơ bản được đảm bảo mà không phải thực hiện cắt giảm điện

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc điều tiết nước các hồ thủy điện phục vụ phát điện và nhu cầu nước cho sản xuất, sinh hoạt ở hạ du. Ngoài ra, chỉ đạo các đơn vị điện lực có kế hoạch đảm bảo nguồn nhiên liệu sơ cấp. Thường xuyên kiểm tra, củng cố các thiết bị để khắc phục các khiếm khuyết của nhà máy điện và lưới điện. Tăng cường kiểm tra, củng cố lưới điện, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực, điều kiện để xử lý nhanh các sự cố, không để kéo dài, kể cả nguồn điện, lưới điện và tập trung hoàn thành các công trình lưới điện mà giải tỏa công suất của các nguồn năng lượng tái tạo cũng như giải tỏa công suất của nguồn thủy điện nhỏ

Về năng lượng tái tạo, ông Quang cho biết, dự kiến trong năm 2022 nguồn năng lượng tái tạo cung cấp khoảng 35,6 tỷ kwh, chiếm khoảng 13% tổng nhu cầu điện của hệ thống. Hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo EVN, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và các đơn vị liên quan phải tiếp tục có các giải pháp để khai thác hiệu quả các nguồn điện thì bao gồm nguồn điện, năng lượng tái tạo này. Vừa rồi tôi cũng xin phép cung cấp các ngành thì một số ý kiến về kế hoạch năm 2022 theo như yêu cầu.

Nhiều không gian cho phát triển các năng lượng xanh, sạch

Liên quan đến Quy hoạch Điện VIII, ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt từ trước đó.

Tuy nhiên tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã có cam kết trong việc đưa phát thải ròng của Việt Nam bằng 0 vào năm 2050 và quan điểm ưu tiên phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… đã được định hướng trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Bộ Công Thương đã tập trung hoàn thiện Quy hoạch điện VIII xoay quanh việc xây dựng chương trình phát triển điện lực thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 theo hướng bền vững.

Trong đó, dành nhiều không gian cho phát triển các nguồn năng lượng xanh, sạch và thân thiện với môi trường với chi phí sản xuất điện hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện, đáp ứng các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về giảm thiểu tối đa phát thải các loại khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường.

Thực hiện cam kết tại COP26, Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong thông 308/TB- VPCP ngày 9/1/2021 và Thông báo số 314/TB- VPCP tháng 11/2021 gửi lấy ý kiến các địa phương trên toàn quốc trước khi hoàn thiện để báo cáo Chính phủ phương trước khi hoàn thiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào Quý I/2022.

Bộ Công Thương giải đáp nhiều vấn đề nóng dịp cuối năm
"Quy hoạch Điện VIII dành nhiều không gian cho phát triển các nguồn năng lượng xanh, sạch và thân thiện với môi trường với chi phí sản xuất điện hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện", ông Bùi Quốc Hùng thông tin

Về đề nghị bổ sung các dự án điện vào Quy hoạch Điện VIII, ông Bùi Quốc Hùng cho biết, Bộ Công Thương nhận được rất nhiều đề nghị từ các địa phương về việc bổ sung các dự án nguồn điện vào Quy hoạch Điện VIII, nhất là những địa phương có tiềm năng về điện mặt trời và điện gió.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, chúng ta đã phát triển số lượng rất lớn điện mặt trời và điện gió, và năng lượng tái tạo chỉ sử dụng với một tỉ lệ phù hợp, hợp lý đảm bảo kết nối cung cầu và đáp ứng được nhu cầu phụ tải.

“Vì thế không thể đáp ứng được hết yêu cầu của các địa phương. Trong Quy hoạch Điện VIII sẽ tính toán đưa vào phân bố theo từng vùng, từng khu vực với nhu cầu cả các địa phương”, ông Hùng nhấn mạnh.

Đã giải tỏa được tình trạng ùn ứ nông sản

Thông tin về tình trạng ùn ứ nông sản trên các cửa khẩu biên giới thời gian qua, bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là do phía Trung Quốc tạm dừng thông quan ở hầu hết các cửa khẩu biên giới. Một số cửa khẩu vẫn được nhưng thực hiện các biện pháp chống dịch chặt chẽ.

Về phía Việt Nam, liên quan đến các hạn chế cố hữu trong sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam thời gian qua như sản xuất chưa đúng với quy trình, tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường; chất lượng hoặc bao gói ở đâu đó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nhập khẩu; việc truy xuất nguồn gốc, đăng ký vùng trồng còn chậm.

“Trong số các sản phẩm nông sản xuất khẩu, vẫn có nhiều sản phẩm chưa thể đi chính ngạch mà vẫn phải sử dụng hình thức trao đổi cư dân biên giới để xuất khẩu”, bà Trang thông tin.

Bộ Công Thương giải đáp nhiều vấn đề nóng dịp cuối năm
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Cẩm Trang cho biết, đến nay tình hình ùn ứ đã có những tiến triển tích cực. Nhiều cửa khẩu đã thông quan trở lại như Quảng Tây, Đông Hưng

Khi xuất hiện tình trạng ùn ứ, Chính phủ, Bộ Công Thương, các địa phương đã vào cuộc rất sớm và liên tục có các cuộc họp nhằm tháo gỡ tình trạng này. “Vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã có đoàn công tác đến các tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn nắm bắt tình hình ngay lập tức”, bà Trang thông tin và cho biết, về đối ngoại, Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao đã trao đổi với phía bạn để có giải pháp kịp thời trước mắt tháo gỡ khó khăn như thống nhất quy trình giao nhận hay kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu.

Với những nỗ lực đến từ các Bộ, ngành, đến nay tình hình ùn ứ đã có những tiến triển tích cực. Nhiều cửa khẩu đã thông quan trở lại như Quảng Tây, Đông Hưng… Đặc biệt, với mặt hàng thanh long, từ 12/1 đã bắt đầu được thông quan qua Lào Cai. Đây là tín hiệu tích cực, thể hiện sự vào cuộc tích cực của các bộ ngành và địa phương biên giới thời gian qua.

Thời gian tới, để thông quan hàng hóa được thuận lợi, nhất là trong cao điểm Tết, bà Trang khuyến nghị, các doanh nghiệp cần quan tâm chất lượng nông sản xuất khẩu, nâng tầm nông sản xuất khẩu để để đa dạng hoá thị trường; xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc và thâm nhập vào các thị trường đã ký kết các FTA để tận dụng ưu đãi thuế quan từ thị trường này.

Đối với địa phương sản xuất, Bộ Công Thương đề nghị cần quan tâm đến kế hoạch kết nối cung cầu ngay từ đầu vụ, đặc biệt là với khách hàng tại Trung Quốc.

“Bắc Giang, Hải Dương đã làm rất tốt việc kết nối giao thương ngay từ đầu vụ nên vài năm gần đây, không có tình trạng tắc nghẽn với vải thiều ở các địa phương này. Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đơn vị đàm phán về kiểm dịch để ta có nhiều loại quả hơn xuất khẩu sang Trung Quốc và rút ngắn tỷ lệ trái cây phải kiểm dịch”, bà Trang chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận