Bộ trưởng Công Thương: Chủ động nguồn cung, ưu tiên tối đa cấp ôxy cho y tế

Trước tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó đoán định, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất và phân phối ôxy có thể lưu thông thuận lợi, đặc biệt là trong những ngày Tết.
Bảo đảm cung ứng oxy phục vụ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 Lào Cai đề xuất mô hình "cửa khẩu xanh, an toàn" để giải tỏa ùn tắc hàng hóa Kiểm soát chặt hành vi buôn lậu, gian lận trên thương mại điện tử 3 Bộ vào cuộc hỗ trợ, bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho hàng xuất khẩu

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, việc cung ứng ôxy ở nhiều nơi, nhiều lúc thiếu hụt, chiều 7/1 cuộc họp giữa liên ngành Công Thương-Y tế với các doanh nghiệp và địa phương về tình hình “cung ứng ôxy cho bệnh nhân Covid-19 và các giải pháp đảm bảo nguồn cung trong dịp Tết Nguyên đán” đã được diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Khan hiếm cục bộ tại một số thời điểm

Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết hiện nay tại Việt Nam có 12 nhà máy sản xuất ôxy thương phẩm trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, có thể cung cấp bình quân 1.150 tấn/ngày và tối đa khoảng 1.400 tấn/ngày. Trong đó, miền Bắc: 570 tấn/ngày; miền Trung: 98 tấn/ngày; miền Nam: 685 tấn/ngày.

Theo ông Thanh, trong điều kiện không bùng phát dịch bệnh thì lượng oxy sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.

Tuy nhiên, với đặc điểm của ngành (ôxy chủ yếu cho công nghiệp, công nghiệp vừa phục hồi, điều kiện cung ứng vận chuyển…) nên tại một số thời điểm dịch bùng phát đã xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ, đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ thời gian qua.

Bộ trưởng Công Thương: Ưu tiên tối đa cấp ôxy cho các cơ sở y tế
Cuộc họp giữa liên ngành Công Thương-Y tế với các doanh nghiệp và địa phương về tình hình cung ứng ôxy cho bệnh nhân Covid-19được diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Lãnh đạo Cục Hóa chất cho hay với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, từ nửa cuối tháng 12/2021 cho tới nay, Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động điều hành vĩ mô đối với các hoạt động sản xuất, điều phối, cung ứng ôxy phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19, trong đó có việc thành lập và tổ chức các hoạt động của Tổ công tác điều phối ôxy phục vụ điều trị Covid-19.

Cùng đó, Bộ Công Thương chủ động nắm bắt tình hình để can thiệp, hỗ trợ việc cung ứng ôxy từ các cơ sở sản xuất cho các cơ sở y tế…

Mặc dù vậy, ông Nguyễn Văn Thanh thông tin với bệnh nhân Covid- 19 nặng, nhu cầu cần tới 100kg ôxy lỏng mỗi ngày, nên nguy cơ thiếu hụt ôxy y tế vẫn luôn tiềm ẩn nếu không có sự chủ động trong xây dựng kế hoạch để sản xuất gắn với điều phối, vận chuyển, cung ứng giữa các vùng, miền.

“Tạm thời vấn đề này đã bớt nóng hơn, nhưng đâu đó còn thiếu cục bộ và theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Cục Hóa chất phải xem xét lại những kế hoạch sắp tới để chuẩn bị Tết Nguyên đán, dự phòng trường hợp dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp,” ông Thanh nói.

Từ thực tế chuyển từ sản xuất ôxy phục vụ sản xuất công nghiệp sang tăng cường sản xuất ôxy y tế và vận chuyển, cung ứng cho Miền Nam đợt cao điểm dịch COVID-19 thời gian qua, ông Mai Đình Hợp, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Khí Công nghiệp Việt Nam cho rằng, việc bảo quản, lưu trữ ôxy ở nhiệt độ âm (- 186 độ) nên việc tăng cường các thiết bị vận tải là rất khó, vì vậy phải có phương án cụ thể cho việc luân chuyển ôxy giữa các vùng-miền khi cần thiết bởi đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện.

Ông đề xuất liên ngành thống nhất để đảm bảo cho giao thông thuận lợi khi vận chuyển giữa các địa phương, đồng thời phải có những đơn vị đảm nhận từ giao hàng đến kho dự trữ

Chủ động trong mọi tình huống

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trấn Văn Thuấn cho rằng việc để xảy ra thiếu ôxy y tế ở một vài địa phương, trong nhiều thời điểm là do chính quyền địa phương đó vẫn có sự lơ là, đặc biệt một số tỉnh thành, mặc dù đã được ngành y tế cảnh báo.

Bộ trưởng Công Thương: Ưu tiên tối đa cấp ôxy cho các cơ sở y tế
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương cần nâng cao vai trò của Tổ điều phối ôxy y tế để chủ động, có kế hoạch dự phòng sớm nhằm đảm bảo ôxy y tế phục vụ công tác điều trị.

Cùng với đó, ưu tiên kinh phí, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện các phương án đảm bảo ôxy y tế tại địa phương, nắm bắt các chỉ đạo của Bộ Y tế và chủ động làm việc với các nhà cung ứng ôxy trên địa bàn để trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc…

Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định, Bộ Y tế sẽ tăng cường, chủ động sẽ cung cấp số liệu nhu cầu ôxy theo vùng miền, cũng như các tiêu chuẩn ôxy y tế theo quy định để các nhà sản xuất, đơn vị quản lý nắm bắt tình hình”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay.

Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đặc biệt ghi nhận có doanh nghiệp đã dành 100% sản lượng để cung ứng cho y tế, hay chủ động vận chuyển từ ngoài Bắc vào cung ứng tại các tỉnh phía Nam. Riêng dịp nghỉ Tết dương lịch 1/1/2022 một số Công ty sản xuất và phân phối đã vận chuyển vào khu vực phía Nam khoảng 360 tấn ôxy lỏng.

"Thời gian qua, ngành Công Thương, các Hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khí đã nỗ lực, trách nhiệm, chủ động chia khó với ngành Y tế, các địa phương… trong sản xuất cung ứng ôxy trong mọi hoàn cảnh cho phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19. Nguồn cung ôxy về cơ bản đáp ứng nhu cầu ở mức nhất định", Bộ trưởng ghi nhận và chỉ rõ, tình trạng khan hiếm, thiếu hụt ôxy cho công tác điều trị bệnh là có thực, diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là các tỉnh phía Nam; có lúc, có nơi còn gay gắt.

Bộ trưởng Công Thương: Ưu tiên tối đa cấp ôxy cho các cơ sở y tế
Bộ trưởng Công Thương cho rằng, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, dự báo nguồn ôxy còn khan hiếm, thiếu hụt hơn nếu không có sự chủ động

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân khách quan, do dịch bùng phát, lan rộng khiến nhu cầu ôxy tăng đột biến, cục bộ. Trong khi đó, nhu cầu sản xuất công nghiệp cũng tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất khí phân bổ không đều ở các vùng miền; hạ tầng bảo quản, tích trữ, vận chuyển khí… nhất là ôxy y tế bị hạn chế.

Ngoài ra, việc vận chuyển khí đường dài rất khó khăn vì đây là mặt hàng đặc biệt, giá cả tăng cao do tăng nhiều chi phí. Nhiều bệnh viện, cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 không dễ tiếp cận cho các xe bồn chuyên chở oxy; Thiết bị tách chiết cũng khan hiếm…

"Hiện vẫn chưa có cơ quan, đơn vị, tổ chức nào đưa ra dự báo nhu cầu, đặt hàng số lượng ôxy cần cung cấp; Việc kiểm định chất lượng ôxy; cơ chế xác định giá trong hoàn cảnh cấp thiết… cũng chưa được các cơ quan chức năng chú ý. Hơn nữa, cũng chưa có cơ quan, đầu mối điều phối sản xuất, cung ứng ôxy. Do vậy, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, dự báo nguồn ôxy còn khan hiếm, thiếu hụt hơn nếu không có sự chủ động", Bộ trưởng thẳng thắn.

Trước tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó đoán định, Bộ trưởng đề nghị các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất và phân phối khí có thể lưu thông thuận lợi, đặc biệt là trong những ngày Tết.

Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng lưu ý các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh khí-sản xuất ôxy quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công thương, Bộ Y tế, tập trung sản xuất, phân phối, đáp ứng tối đa nhu cầu ôxy trong điều trị bệnh, nhất là trong dịp Tết cũng như khi dịch bùng phát và lây lan mạnh, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.

Về phía Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát đánh giá năng lực sản xuất, huy động năng lực sản xuất tối đa trong những tình huống khẩn cấp, điều tiết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác để ưu tiên tối đa cấp ôxy cho các cơ sở y tế…

“Về lâu dài, cũng cần nghiên cứu và thực hiện các giải pháp, cơ chế giá bán, vận chuyển ôxy, cơ chế đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở tồn trữ ôxy phục vụ cho y tế trong những tình huống khẩn cấp,” Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận