Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các Tập đoàn lớn đảm bảo đủ cung năng lượng

Trong buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các tập đoàn phải bảo đảm đủ nguồn cung về năng lượng (than, điện, xăng dầu), phục vụ phát triển kinh tế đất nước và sinh hoạt của người dân, không được để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung.
Xuất khẩu gạo dự báo khả quan khi nhiều thị trường lớn đang trở lại Bộ Công Thương góp ý xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Ấn Độ mở cửa cho nông sản Việt Nam Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và triển khai công tác đoàn thanh niên Bộ Công Thương năm 2023
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các Tập đoàn lớn đảm bảo đủ cung năng lượng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, phát triển năng lượng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng, làm nền tảng hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển ngành năng lượng được huy động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là 3 Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị thành viên.

Báo cáo tại buổi làm việc, lãnh đạo EVN cho biết năm 2022, sản lượng điện thương phẩm của EVN đạt 242,7 tỷ kWh, tăng 7,73% so với năm 2021. Tổn thất điện năng toàn Tập đoàn là 6,25%, giảm 0,2% so với năm 2021. Độ tin cậy cung cấp điện tiếp tục được cải thiện, trong đó chỉ số SAIDI giảm còn 267 phút, giảm 52 phút so với năm 2021.

Căn cứ Quyết định số 2976/QĐ-BCT ngày 30/12/2022 của Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023, EVN đã xây dựng phương án đảm bảo điện và đang tổ chức thực hiện với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục ở mức cao nhất. Đồng thời, EVN cũng xây dựng kịch bản cung ứng điện với nhu cầu phụ tải tăng cao để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước.

Về phía PVN, theo lãnh đạo đơn vị này, năm 2022, tất cả các chỉ tiêu sản lượng, kinh doanh thuộc 5 lĩnh vực của Tập đoàn đều hoàn thành kế hoạch năm và tăng trưởng cao so với năm 2021. Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 16,97 triệu tấn, tăng 26% so với năm 2021. Sản lượng khai thác dầu đạt 10,84 triệu tấn, tương đương với mức thực hiện năm 2021.

Đáng chú ý, PVN đã hoàn thành đưa vào khai thác 05 mỏ/công trình dầu khí, nhiều hơn 01 công trình so với kế hoạch. Tất cả 5 mỏ/công trình hoàn thành đưa vào vận hành đều sớm hơn so với kế hoạch đề ra từ 15 ngày đến 2 tháng.

Tháng 01/2023, hoạt động tại tất cả các đơn vị/công trình/nhà máy/giàn khoan của PVN đều an toàn, thông suốt, giúp sản lượng khai thác dầu tháng đạt 0,88 triệu tấn, vượt 11,2% kế hoạch tháng. Hoạt động đầu tư được triển khai tích cực kể cả trong những ngày nghỉ Tết.

Đối với TKV, năm 2022 cũng ghi nhận những kết quả tích cực trong bối cảnh khó khăn, khi doanh thu toàn Tập đoàn ước đạt 165,9 nghìn tỷ đồng, đạt 126% kế hoạch và bằng 119% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận toàn Tập đoàn dự kiến đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với kế hoạch. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 21,35 nghìn tỷ đồng, tăng 3,45 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch.

Sản lượng than sạch thành phẩm toàn TKV đạt 42,2 triệu tấn, bằng 108,6% kế hoạch năm và bằng 102,8% so với thực hiện năm 2021.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các Tập đoàn cũng còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Tại buổi làm việc, đại diện Lãnh đạo EVN, PVN, TKV đã trình bày các khó khăn, vướng mắc đang tồn tại và đề xuất những giải pháp, kiến nghị đối với Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023.

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các Tập đoàn lớn đảm bảo đủ cung năng lượng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương phối hợp với EVN, PVN, TKV tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh

Liên quan đến kiến nghị của các Tập đoàn đối với Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có ý kiến chỉ đạo cụ thể, tập trung tháo gỡ các vấn đề về đầu tư xây dựng, giá điện và giá nhiên liệu cho sản xuất điện, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp... trong đó nêu rõ nội dung cần thực hiện, tiến độ thực hiện và đơn vị chủ trì thực hiện.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng giao các Cục/Vụ thuộc Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với EVN, PVN và TKV triển khai hiệu quả các giải pháp đề ra, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết hoặc báo cáo cấp thẩm quyền cao hơn để xem xét, giải quyết.

Đặc biệt, Bộ trưởng chỉ đạo, trong mọi tình huống các Tập đoàn phải bảo đảm đủ nguồn cung về năng lượng (than, điện, xăng dầu), phục vụ phát triển kinh tế đất nước và sinh hoạt của người dân, không được để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung (kể cả việc thiếu hụt, đứt gãy cục bộ). Để làm được điều đó các Tập đoàn cần nghiên cứu kỹ để báo cáo, đề xuất với các cấp có thẩm quyền để có chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.

Song bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị mỗi Tập đoàn cần tập trung rà soát, đánh giá những vấn đề còn tồn đọng thuộc thẩm quyền của mình, hoặc của Bộ, Ủy ban QLVNN tại doanh nghiệp để tham mưu đề xuất với lãnh đạo hai cơ quan kịp thời chỉ đạo, giải quyết. “Trong quá trình hoạt động cần có sự phối hợp, chia sẻ trách nhiệm giữa các Tập đoàn với nhau một cách chân thành, thực chất; đồng thời, cần phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những chỉ đạo, khuyến nghị của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng yêu cầu, mỗi tập đoàn cần bám sát đề án, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước phê duyệt, đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án trọng điểm. Mặt khác, phải chú trọng, làm thật tốt công tác truyền thông, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin cho các cơ quan truyền thông chính thống, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Bộ trưởng cũng đề nghị các Tập đoàn, các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ phối hợp với nhau tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn để cùng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và trên hết là vượt khó để thực hiện được các mục tiêu mà mỗi Tập đoàn đề ra cũng như thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao.

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các Tập đoàn lớn đảm bảo đủ cung năng lượng
Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, tới đây, Ủy ban và Bộ Công Thương sẽ cùng đưa ra những ý kiến chỉ đạo các Tập đoàn triển khai các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng

Về phía Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã có những cơ chế phối hợp và cùng nhau giải quyết những tồn tại khó khăn.

Chủ tịch cho rằng, Bộ và Ủy Ban đã phối hợp khá nhịp nhàng nhưng vẫn còn sự chậm trễ. Sau buổi làm việc ngày hôm nay, hai bên sẽ có thêm nhiều cuộc gặp gỡ và làm việc hơn nữa để đưa ra những cơ chế, chính sách tốt hơn cho các doanh nghiệp. Đồng thời, Ủy ban và Bộ sẽ cùng đưa ra những ý kiến chỉ đạo các Tập đoàn triển khai các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng.

Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trân trọng cám ơn sự hỗ trợ, phối hợp của các các cơ quan thông tấn, báo chí trong thời gian qua. Bộ Công Thương mong các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc tuyên truyền các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh các ngành: điện, dầu khí và than để người dân, các thành phần kinh tế để hỗ trợ EVN, PVN và TKV vượt qua được khó trong tình hình hiện nay, qua đó giúp EVN, PVN và TKV đảm bảo việc cung cấp đủ điện, dầu khí và than cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủy sản Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác lớn thứ 5 tại Singapore trong 2 quý liên tiếp

Thủy sản Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác lớn thứ 5 tại Singapore trong 2 quý liên tiếp

Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 546,14 triệu SGD, giảm 3,42% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư thí điểm điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có báo cáo trình Chính phủ về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ Công Thương khuyến nghị giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh cước vận tải biển tăng cao

Bộ Công Thương khuyến nghị giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh cước vận tải biển tăng cao

Bộ Công Thương nêu lên 6 giải pháp để ứng phó với tình trạng cước vận tải biển tăng cao, nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa.
Quảng bá sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Croatia

Quảng bá sản phẩm xuất khẩu Việt Nam tại Croatia

Trong khuôn khổ “Ngày Văn hoá Việt Nam tại Croatia”, đầu tháng 7 vừa qua, Thương vụ Hungary đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tổ chức buổi trưng bày, quảng bá, giới thiệu hàng xuất khẩu Việt Nam tại thủ đô Zagreb.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều trần chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ điều trần chống lẩn tránh thuế với pin năng lượng mặt trời

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa nhận được thông tin về việc Tổng cục Nhập khẩu, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ (DGI) thông báo tổ chức phiên điều trần trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Croatia, Jordan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand bên lề Phiên họp mở rộng Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand bên lề Phiên họp mở rộng Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G7

Ngày 16 tháng 7 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Phiên họp mở rộng, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại Reggio di Calabria, Ý, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp xúc và làm việc với Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận