Buộc tiêu hủy lô thuốc trị loãng xương Novotec-70

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định buộc tiêu hủy toàn bộ lô thuốc Novotec-70, số GĐKLH: VN-22482-19, số lô sản xuất E11532001, ngày sản xuất5/3/2020, hạn dùng 4/3/2023 do vi phạm chất lượng.
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá 1,2 tỷ đồng Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá trên 1,2 tỷ đồng Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm trị giá trên 140 triệu đồng Buộc tiêu hủy hàng ngàn sản phẩm giả nhãn hiệu mắm Trí Hải

Lô thuốc này do Công ty Unicure Remedies Pvt. Ltd. (India) sản xuất, địa chỉ trụ sở chính ở Ấn Độ. Lô thuốc vi phạm chất lượng mức độ 2. Công ty Công ty Unicure Remedies Pvt. Ltd. bị phạt 70 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc vi phạm chất lượng nêu trên.

Cơ sở nhập khẩu lô thuốc này vào Việt Nam là Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma) phải thu hồi số thuốc vi phạm chất lượng, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý dược trong vòng 30 ngày.

Buộc tiêu hủy lô thuốc trị loãng xương Novotec-70
Buộc tiêu hủy lô thuốc trị loãng xương Novotec-70 vi phạm chất lượng mức độ 2

Cũng liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính, Cục Quản lý dược cũng vừa xử phạt Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông, địa chỉ trụ sở chính ở lô số 07, đường số 2, Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM.Công ty Phương Đông không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành đối với 8 thuốc, gồm: Smodir-DT, Debomin plus, Batigan, Omcetti, Mumcal, Tyrozet, Devitoc và Fudcime.

Đặc biệt, công ty này có nhiều tình tiết tăng nặng khi có hành vi vi phạm nhiều lần đối với nhiều thuốc; không có văn bản đề nghị bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá thuốc trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã công bố nhưng giá thuốc không thay đổi đối với 3 thuốc: Bakidol 650 (tên mới: Eagib), Pegianin (tên mới: Roteki) và Ormyco 120mg (tên mới: Ormyco 120).

Tổng số tiền xử phạt với 3 nhóm hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông là 160 triệu đồng.

Cục Quản lý dược cũng vừa có quyết định xử phạt 100 triệu đồng với hành vi vi phạm hành chính của Công ty cổ phần US Pharma USA, địa chỉ trụ sở chính tại lô B1-10, đường D2, Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, huyện Củ Chi, TPHCM.

Công ty này không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc đối với các thay đổi lớn, thay đổi nhỏ cần được phê duyệt đối với 8 thuốc: Tabracef, Lotrial S, Glimepirid 2-US, Cardipredson 4, Bitrepso, Robpredni sweet, Robmedtril số lô 030522 và Cefdinir 300.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác trước chiêu trò tặng quà tri ân dịp lễ 20/10

Cảnh giác trước chiêu trò tặng quà tri ân dịp lễ 20/10

Thời gian qua, lợi dụng thời điểm các ngày lễ, tết, sự kiện quan trọng của đất nước, của các ngành, các địa phương… và tới đây là Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức "tặng quà tri ân".
Cảnh báo lừa đảo huy động vốn đa cấp trái phép

Cảnh báo lừa đảo huy động vốn đa cấp trái phép

Mới đây, Công an tỉnh Phú Yên đã có thông tin cảnh báo tội phạm có dấu hiệu lừa đảo kinh tế bằng hình thức huy động vốn đa cấp trái phép, thông qua việc mua cổ phiếu, đầu tư tài chính, tiền ảo, tiền điện tử của Skyway.
Cảnh báo thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, công chức QLTT cần biết

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, công chức QLTT cần biết

Công an TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ Nội vụ có văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, rà soát, phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi kê khai sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International để xử lý theo quy định pháp luật.
Làm cộng tác viên online, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa gần 600 triệu

Làm cộng tác viên online, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa gần 600 triệu

Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục đưa ra cảnh báo, nhiều người dân tại Hà Nội vẫn trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo với mác "làm nhiệm vụ để nhận hoa hồng", kèm theo lời quảng cáo "việc nhẹ lương cao".
Cảnh giác với hình thức lừa đảo mạo danh công ty vận tải xe Bus

Cảnh giác với hình thức lừa đảo mạo danh công ty vận tải xe Bus

Mới đây, người dân sinh sống tại Brighton (Anh) cho biết mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo ưu đãi giá vé định kỳ 6 tháng đến từ công ty xe bus địa phương, kêu gọi người dùng tham gia vì chương trình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thực chất, đây hoàn toàn là chiêu trò lừa đảo, được các đối tượng xấu sử dụng để chiếm đoạt thông tin của người dân.
Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp các đối tượng lừa đảo giả danh là lãnh đạo hoặc Thanh tra của Sở Y tế để liên lạc với các cơ sở kinh doanh, sản xuất nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phát động chiến dịch "kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"

Phát động chiến dịch "kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"

Chiến dịch trang bị các kiến thức kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nâng cao nhận thức cũng như kiến thức cho người dân thông qua 5 nhóm kỹ năng chính, bao gồm: Kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát hiện, kỹ năng xử lý, kỹ năng phòng tránh và kỹ năng bảo vệ.
Giả mạo nhân viên hệ thống trung tâm thương mại Vincom tặng quà tri ân

Giả mạo nhân viên hệ thống trung tâm thương mại Vincom tặng quà tri ân

Hiện nay, nhiều tài khoản cá nhân và tổ chức giả mạo đang chủ động liên hệ khách hàng qua các nền tảng như Facebook, Zalo, Telegram, với nội dung tri ân khách hàng, trao thưởng, tặng quà,…
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận