Các tỉnh thành phía Nam hối hả chuẩn bị nguồn cung hàng hóa Tết
Theo ghi nhận của Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, tình hình cung ứng hàng hóa vẫn duy trì ổn định, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới.
Tính đến ngày 27/12, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có 203/233 chợ hoạt động, đạt tỷ lệ 91% (tăng 1 chợ so với ngày 24/12.) Các chợ chủ yếu vẫn tập trung kinh doanh các ngành hàng lương thực, thực phẩm để phục vụ người dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị. Số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 3.028/3.101 cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân.
Đối với 3 Chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền, từ ngày 20/12, cả 3 chợ này đã mở cửa hoạt động trở lại sau khi xây dựng phương án phòng, chống dịch, người vào chợ không phải thực hiện xét nghiệm Covid-19. Các chợ đầu mối hoạt động là nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm cho các hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố và các tỉnh.
![]() |
Tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam, tình hình cung ứng hàng hóa vẫn duy trì ổn định, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới |
Cũng theo thông tin từ Tổ Công tác, tổng lượng hàng đưa về cung ứng và tiêu thụ cho thị trường TP. Hồ Chí Minh trong ngày 26/12 và sáng 27/12 tăng 4,4% so với trước, ước đạt 10.778,9 tấn/ngày. Lượng hàng cung ứng qua hệ thống phân phối trong ngày 26/12 ước đạt 2.060 tấn/ngày.
Ngoài ra, các doanh nghiệp bình ổn thị trường và doanh nghiệp khác cung ứng ra thị trường ước đạt 3.597,9 tấn/ngày (không bao gồm lượng hàng cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại).
Còn tại 3 chợ đầu mối, tổng lượng hàng đưa về cung ứng cho thị trường trong sáng ngày 27/12 tăng 3,6% so với ngày 26/12, ước đạt 5.121 tấn/đêm.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám Đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, để chuẩn bị cho mùa cao điểm như mùa Tết, từ tháng 3 hằng năm, Sở Công Thương thành phố đã xây dựng kế hoạch, liên kết với các tỉnh, thành phố để tạo ra một mạng lưới cung cầu.
“Hằng năm, Sở tổ chức hội nghị gặp gỡ giữa các nhà cung ứng, đơn vị sản xuất và nhà phân phối để đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân và chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho dịp Tết,” ông Bùi Tá Hoàng Vũ thông tin thêm.
Tính đến thời điểm này, dự trữ lượng trứng của Công ty Ba Huân đạt khoảng 90%. Công ty Vissan chuẩn bị nguồn hàng 2.800 tấn thực phẩm tươi sống, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ; 4.200 tấn hàng thực phẩm chế biến, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, lượng hàng hóa Sài Gòn Co.op chuẩn bị trước, trong và sau Tết là khoảng 6.000 tỷ đồng… Ngoài việc không thiếu hàng, các doanh nghiệp sẽ cung cấp đầy đủ những hàng đặc sản đặc biệt của các tỉnh, thành phố.
“Bà con không lo hàng bán bị tăng giá vào dịp Tết, mặc dù trong bối cảnh cuối năm vừa qua, thị trường cũng có điều chỉnh lên nhưng với sự điều chỉnh, chuẩn bị trước về mặt nguồn hàng của Sài Gòn Co.op thì hàng hóa tại doanh nghiệp không lo tăng giá,” ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op khẳng định.
Còn tại thành phố Cần Thơ, theo đại diện Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố trong ngày nhìn chung ổn định; nguồn cung hàng hóa đa dạng, số lượng đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân; không xảy ra hiện tượng tranh mua hàng hóa với số lượng lớn để dự trữ.
Trong khi đó, tại tỉnh An Giang, hiện nguồn hàng tại các chợ, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện ích khá dồi dào, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu người dân.
Đến nay, có 23 doanh nghiệp chủ lực của tỉnh đã đăng ký tham gia bình ổn thị trường với 451 điểm bán hàng đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán năm 2022. Dự kiến, tổng số tiền dự trữ khoảng 1.342 tỷ đồng, tăng 2,4% so với kết quả thực hiện năm trước.
![]() |
Các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường cam kết không tăng giá trước và sau tết một tháng |
Để góp phần kết nối hàng hóa giữa các địa phương, theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong giai đoạn vừa qua, thương mại điện tử đã có những đóng góp hết sức thiết thực trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và nông sản các tỉnh, địa phương ngay trong bối cảnh dịch bệnh.
Bà Huyền khẳng định Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương cũng như các sàn thương mại điện tử đã ký kết hợp tác triển khai các chương trình quảng bá sản phẩm địa phương.
Cùng với đó, các đơn vị cũng xây dựng chương trình đẩy mạnh phân phối trên các sàn thương mại điện tử qua “Gian hàng Việt trực tuyến” để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã địa phương mở rộng kênh phân phối trên toàn quốc và tổ chức các Chương trình đào tạo và kết nối thương mại điện tử với các Sàn thương mại điện tử thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” ở các tỉnh, thành trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn

Phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp vi phạm trên thương mại điện tử

Bộ Công Thương "chỉ đạo nóng" về các sàn thương mại điện tử không phép
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
